Mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 52)

1.4 .Các chỉ tiêu đánh giá hệthống thanh toán của ngân hàng

2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ ngày 26/03/1988, tổ chức tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, đến ngày 14/11/1990, Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị số 400/CT về việc đổi tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngày 15/10/1996 theo Quyết định số 280/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 90, là DNNN hạng đặc biệt và là một trong 5 NGÂN HÀNG quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam sau khi Chính phủ có chính sách cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam lúc đầu mới thành lập gồm 03 sở giao dịch,78 Ngân hàng cấp I, 508 Ngân hàng cấp II, 694 Ngân hàng cấp III và ngân hàng lưu động với 22.131 cán bộ. Các văn bản hướng dẫn chế độ nghiệp vụ thanh toán, thanh toán liên hàng thời gian này hoàn toàn dựa trên quy trình thủ công truyền thống, cơ sở luân chuyển chứng từ qua bưu điện nên thời gian luân chuyển chứng từ chậm.

Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng thương mại hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn Việt Nam. Là ngân hàng thương mại lớn có địa bàn hoạt động rộng khắp Việt Nam được tổ chức theo cơ cấu Trụ sở chính, 3 Văn phòng đại diện, 108 Ngân hàng cấp I, 868 Ngân hàng cấp II, 1145 Ngân hàng cấp IIIvà phòng giao dịch (Thực hiện theo QĐ 888/NHNN quý II/2007 sẽ chuyển 166 Ngân hàng cấp III thành phòng giao dịch). Bên cạnh đó có 8 công ty hạch toán độc lập và 03 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với 29.451cán bộ.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 50 Đến cuối năm 2006 vốn tự có đạt 12.126 tỷ trong đó vốn điều lệ là 6.411 tỷ. Tổng nguồn vốn huy động 226.493.060 triệu đồng, tổng dư nợ 206.723.443 triệu đồng, thu nhập trước thuế 1.710.000 triệu đồng.

NHNo&PTNTVN có số lượng khách hàng lớn nhất thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng chủ yếu là hộ sản xuất (khoảng hơn 10 triệu khách hàng, trong đó: 12.000 doanh nghiệp, 1.500 công ty cổ phần, Số còn lại gồm tư nhân, cá thể, hộ sản xuất, tổ hợp tác …).Việc tổ chức mô hình thanh toán cũng có nhiều đặc điểm không giống với các NGÂN HÀNG khác ở Việt Nam.

Hình 2.1. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng No&PTNT

Những năm qua hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam có những đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế,với phương châm "đi vay để cho vay", NHNo&PTNT Việt Nam chú trọng đẩy mạnh tốc độ huy động vốn cả VNĐ và ngoại tệ nhãn rỗi trong xã hội tạo điều kiện để thay đổi cơ cấu nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế.

Cùng với mở rộng và phát triển mạng lưới phục vụ kinh doanh, NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang kiện toàn lại bộ máy tổ chức và điều hành theo hướng trẻ hoá đội

TRỤ SỞ CHÍNH Sở giao dịch VP đại diện Chi nhánh cấp 1 Đơn vị HCSN Công ty trực thuộc Phòng giao dịch Chi nhánh cấp 2 Phòng giao dịch Chi nhánh phụ thuộc Phòng giao dịch Chi nhánh cấp 3

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 51 ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý, tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả, hiệu năng của quản lý, đầu tư công nghệ thông tin nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng theo phương châm " phát triển - an toàn - hiệu quả".

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của trụ sở chính

2.1.3. Các hoạt động chính của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam

Hệ thống ban chuyên môn nghiệp vụ

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Bộ phận giúp việc

HĐQT Ban Kiểm soát

TỔNG GIÁM ĐỐC

Kế toán trưởng Các phó tổng

giám đốc Hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ

Sở Quản lý KD Vốn &

ngoại tệ

Sở

giao dịch Chi nhánh cấp 1 Văn phòngđại diện Đơn vị

sự nghiệp trực thuộc Công ty

Phòng giao dịch Chi nhánh cấp 2 giao dịchPhòng Chi nhánh Chi nhánh cấp 3 UBQL TS NỢ VÀ CÓ Phòng giao dịch

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 52 NHNo&PTNT VN (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) là một ngân hàng Nhà nước hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng là nhận tiền gửi, cho vay, tài trợ thương mại và cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, bằng cả nội tệ và ngoại tệ, cho các nghiệp vụ bán lẻ, bán buôn và ngân hàng quốc tế. ngoài các nghiệp vụ truyền thống còn Phát triển các nghiệp vụ kinh doanh đa năng:

- Huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư, phát hành giấy tờ có giá, nhận vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vay vốn từ các tổ chức tín dụng.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn từ nguồn vốn của NHNo, nguồn vốn uỷ thác đầu tư và thực hiện chính sách của Nhà nước.

- Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở L/C cho khách hàng, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho khách hàng.

- Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần.

- Kinh doanh ngoại hối: Mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, đá quý. - Kinh doanh chứng khoán, môi giới phát hành chứng khoán.

Mỗi Ngân hàng hoạt động như một đơn vị riêng biệt và độc lập và có thể cung cấp hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàngkhác nhau. Các Ngân hàng có thể có trách nhiệm vận hành vàchỉ đạo đối với các Ngân hàng phụ thuộc, các phòng giao dịch .

2.2. Thực trạng hệ thống thanh toán của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam 2.2.1. Cơ sở pháp lý để tổ chức hệ thống thanh toán qua Ngân hàng

Sau khi pháp lệnh ngân hàng ra đời, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thể lệ thanh toán mới theo quyết định số 101/NH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1991 của Thống

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 53 đốc Ngân hàng Nhà nước làm cơ sở pháp lý để tổ chức hoạt động thanh toán qua ngân hàng trong giai đoạn mới.

Song cùng với tăng trưởng kinh tế nhanh của thời kỳ đổi mới, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu thanh toán của khách hàng ngày một tăng nên Ngân hàng Nhà nước đã ban hành bổ sung một số quyết định và thể lệ từng bước cải tiến hình thức và phương thức thanh toán:

- Quyết định số 181/NH-QĐ ngày 10 tháng 10 năm 1991 về “Quy tắc tổ chức kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng”.

- Quyết định số 74/QĐ-NH1 ngày 10 tháng 4 năm 1993 ban hành thể lệ tạm thời thẻ thanh toán điện tử.

Khi chúng ta thực hiện công cuộc cải tổ nền kinh tế, xây dựng hệ thống tài chính ngân hàng 2 cấp phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các văn bản nói trên không còn phù hợp. Vì vậy Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/CP ngày 25/11/1993 về Tổ chức TTKDTM để thay thế các văn bản nói trên.

Trên cơ sở Nghị định số 91/CP Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 22/QĐ-NH ngày 21/2/1994 ban hành thể lệ TTKDTM.

- Tháng 10/1999 ban hành quy chế phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng

- Hệ thống thanh toán nhanh, hiệu quả là tiền đề để tăng tốc độ vòng quay vốn, giảm sức ép về cầu tiền tệ cho nền kinh tế. Nhận thức rõ vấn đề này, NHNN đã ban hành Quyết định 64/2001/QĐ-NH1 ngày 20/9/2000 quy định về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Để thực hiện chương trình cải cách hệ thống thanh toán của hệ thống ngân hàng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 về quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thay cho thể lệ TTKDTM theo Quyết định số 22/QĐ-NH nói trên.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 54 - Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 44/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 cho phép sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thanh toán điện tử.

- Nghị định số 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc.

- Quyết định số 534/QĐ-NHNN ngày 29/3/2004 của Ngân hàng Nhà nước chuẩn y triển khai thực hiện thanh toán bù trừ liên ngân hàng.

- Quyết định 1340/QĐ-NHNN chuẩn y triển khai thanh toán bù trừ điện tử.

- Quyết định 182/BTTT-NHNN ngày 12/5/2006 hướng dẫn thanh toán tập trung tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

2.2.2. Thực trạng hệ thống thanh toán của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam

2.2.2.1. Đặc điểm hệ thống thanh toán của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam

Ngoài những đặc điểm chung giống như hệ thống thanh toán qua ngân hàng ở Việt Nam từ khi ban hành pháp lệnh đến nay, hệ thống thanh toán của NHNo&PTNTVN còn mang những tính chất riêng.

NHNo&PTNT Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng, nhiều Ngân hàng ở miền núi, khu vực kinh tế kém phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thanh toán khó khăn. Việc luân chuyển chứng từ thanh toán ở những nơi này rất chậm. Mặt khác chưa thể áp dụng ngay những công cụ, phương thức thanh toán hiện đại vào đấy vì thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Do vậy làm cho tốc độ thanh toán chung trong hệ thống chậm lại và khó khăn trong việc triển khai đồng bộ những tiến bộ thanh toán mới, nên còn tồi tại nhiều phương thức, công cụ thanh toán cả thủ công lẫn hiện đại đan xen nhau trong một thời kỳ mà không thể chuyển ngay tất cả sang phương thức, công cụ thanh toán hiện đại.

- Hệ thống thanh toán tổ chức phức tạp theo mô hình đa cấp, với nhiều hệ thống phần mềm giao diện và đan xen với nhau.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 55 - Việc quy định mở tài khoản thanh toán tại NHNN cấp tỉnh, thành phố gây khó khăn trong việc thanh toán và tối ưu hoá việc tập trung vốn sử dụng các tài khoản thanh toán trong phạm vi cả nước. NHNo&PTNTVN phải giữ lượng vốn thanh toán lớn trên mỗi tài khoản thanh toán tại NHNN các tỉnh trên toàn quốc, ngoài số vốn dự trữ bắt buộc ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương, mà chưa có một cơ chế hiệu quả để chuyển vốn nhanh giữa các tỉnh, thành phố nhằm bù đắp thiếu hụt, do vậy sử dụng vốn không hiệu quả.

- Thực trạng không đảm bảo và thiếu tin cậy của hệ thống viễn thông vẫn là cản trở lớn đối với hệ thống chuyển tiền.

- Qui mô và các dịch vụ thanh toán chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách hàng với chi phí hữu hiệu, kịp thời, tiện ích.

- Trình độ hiểu biết kỹ thuật, nghiệp vụ, các cơ chế thanh toán hiện đại của cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu.

Với đặc thù về màng lưới rộng lớn trải khắp cả nước, môi trường kinh doanh, điều kiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, trình độ cán bộ khác nhau giữa các Ngân hàng, do vậy việc triển khai các chương trình ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán khó khăn hơn so với các ngân hàng thương mại khác có mô hình tổ chức màng lưới gọn nhẹ. Nghiệp vụ thanh toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam bao gồm thanh toán trong nội bộ hệ thống và thanh toán khác hệ thống được tổ chức triển khai theo nhiều chương trình ứng dụng thanh toán khác nhau cụ thể như : Chuyển tiền điện tử nội tỉnh, ngoại tỉnh, thanh toán trong IPCAS, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán song phương, thanh toán bù trừ điện tử trên địa bàn, thanh toán bù trừ trên địa bàn. Hiện nay việc tích hợp các hệ thống thanh toán chưa được tự động và đồng bộ cũng gây những khó khăn nhất định cho việc quản lý và vận hành.

- Màng lưới chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quá lớn có tới 1700 đơn vị (trực tiếp và gián tiếp) tham gia chuyển tiền điện tử. Mặt khác lượng chứng từ giao dịch thanh toán qua hệ thống ngày một tăng đến nay đã gấp 10 lần so với công suất thiết kế ban đầu của hệ thống. Hiện tại hệ thống đã được

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 56 nâng cấp nhiều lần song cũng chưa đáp ứng kịp được sự tăng trưởng của lượng chứng từ giao dịch thanh toán. Việc xử lý hệ thống còn chậm, lệnh tồn đọng cuối ngày tại trung tâm có ngày lên tới hàng ngàn lệnh.

- Một số chương trình thanh toán mới phạm vi mở rộng còn hạn chế như chương trình thanh toán LNH song phương, chương trình chuyển tiền đa tệ, chương trình thanh toán tập trung một tài khoản vì vậy hệ thống thanh toán trong toàn quốc chưa đồng nhất còn gặp những khó khăn nhất định do nhiều kênh thanh toán, sử dụng nhiều chương trình phần mềm khác nhau, mức độ tích hợp còn hạn chế.

- Các Ngân hàng triển khai hệ thống thanh toán gặp khó khăn về đường truyền,

còn nhiều đơn vị sử dụng qua hệ thống điện thoại (Dial-up). Sự cố đường truyền nghẽn mạng, lỗi mạng… từ đó xảy ra tình trạng kiểm soát giám sát hệ thống khó khăn đôi khi ảnh hưởng đến độ chính xác, an toàn trong thanh toán.

2.2.2.2. Điều kiện trang thiết bị và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng No&PTNT Việt Nam hàng No&PTNT Việt Nam

Nhận thức được hiện đại hoá ngân hàng trong đó hiện đại hoá thanh toán là vấn đề quan trọng nhằm đưa NHNo&PTNT Việt Nam từng bước hoà nhập với các ngân hàng trong khu vực và thế giới, đồng thời đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong điều kiện có nhiều ngân hàng thương mại trong và ngoài nước cùng tham gia hoạt động. NHNo&PTNT Việt Nam đã rất chú trọng đến hiện đại hoá các mặt nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật đi đôi với đào tạo đội ngũ cán bộ để nắm bắt các quy trình nghiệp vụ và kỹ thuật công nghệ mới. NHNo&PTNT Việt Nam đã vay vốn tài trợ của các tổ chức nước ngoài, sử dụng vốn của mình hàng năm đầu tư cho công nghệ thông tin với số vốn không nhỏ. NHNo&PTNT đã trang bị hệ thống máy chủ ở Trung tâm chính và dự phòng, các máy xử lý ở Trung ương và Ngân hàng đến cuối 2006 đã trang bị gần 600 máy chủ và 8000 máy trạm chủ yếu là máy dell cấu hình lớn, thiết lập hệ thống mạng WAN(mạng diện rộng),mạng LAN (mạng nội bộ) với nhiều thiết bị hiện đại, tính bảo mật cao. Đi đôi với trang bị phần cứng, việc áp dụng và phát triển

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 57 phần mềm cũng có những bước tiến rõ rệt với nhiều giải pháp tương đối đồng bộ, đồng thời tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ.

Tuy nhiên, với mạng lưới rộng lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, nên mặc dù số lượng vốn đầu tư lớn, máy móc đã trang bị nhiều nhưng điều kiện về chất lượng và số lượng vẫn chưa đáp ứng. Cán bộ nghiệp vụ tuy có được thường xuyên đào tạo nhưng trình độ cán bộ trung và sơ cấp còn nhiều nên có

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)