Hội nhập kinh tế quốc tế và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 33 - 36)

1.2. Hệthống thanh toán của các Ngân hàng Việt Nam và vấn đề hội nhập

1.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh

toán qua ngân hàng

1.2.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế a. Khái niệm:

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các doanh nghiệp của một quốc gia tham gia một cách chủ động, tích cực vào nền kinh tế thế giới.

Hội nhập kinh tế thế giới đó trở thành một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Nếu như toàn cầu hoá luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực thì hội nhập kinh tế quốc tế luôn mang theo mình những cơ hội và thách thức to lớn.

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới hoạt động thanh toán qua ngân hàng

Khi hội nhập với hệ thống tài chính quốc tế, hoạt động của các ngân hàng buộc phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, trước hết là những nguyên tắc mà các tổ chức quốc tế và khu vực đặt ra. Thị trường thế giới chỉ chấp nhận những ngân hàng nào vận hành theo đúng nguyên tắc và luật chơi của nó, ngân hàng nào hoạt động trái vơi quy lụât đó sẽ bị trả giá. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, triển khai các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ Ngân hàngđó tác động mạnh mẽ đến hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và hoạt động thanh toán qua ngân hàng nói riêng, cụ thể:

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm tăng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ Ngân hàngquốc tế. Do đó các ngân hàng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế, đồng thời, các tổ chức tài chính nước ngoài cũng có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường Việt Nam nên các luồng vốn chu chuyển, thanh toán thông qua hệ thống tài chính, ngân hàng cũng gia tăng dẫn đến quy mô và khối lượng giao dịch ngân hàng gia tăng. Điều này đó tạo động lực mạnh mẽ đối với các ngân hàng trong nước trong việc phát triển và nâng cao công nghệ thanh toán, áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại theo kịp yêu cầu của phát triển.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 31 Hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường dịch vụ Ngân hàngsẽ tạo đà thúc đẩy các ngân hàng trong nước nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành, đổi mới công tác thanh toán trên cơ sở thị trường, tạo ra lực đẩy cho sự phát triển của thị trường tài chính trong nước. Đồng thời, hội nhập quốc tế sẽ thúc đẩy cạnh tranh và kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng sẽ phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ thúc đẩy hiệu quả không chỉ trong huy động, phân bổ các nguồn vốn, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng mà cũng thúc đẩy các ngân hàng trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống thanh toán hiện đại. Ngoài ra, mở cửa thị trường tài chính trong nước dẫn đến quá trình sắp xếp lại thị trường và hoạt động ngân hàng theo hướng chuyên môn hoá (bán lẻ, đầu tư hoặc bán buôn) tuỳ theo thế mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Hơn nữa, quá trình hội nhập sẽ tạo ra những ngân hàng có qui mô lớn với hệ thống thanh toán hiện đại bởi cơ hội liên kết hợp tác với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và khai thác thị trường. Hội nhập quốc tế cũng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh do mở rộng khả năng tiếp cận của các ngân hàng đối với các khu vực thị trường mới, các nhóm khách hàng có mức độ rủi ro thấp. Mặt khác, sự tăng cường phối hợp chính sách, trao đổi thông tin và phối hợp hành động giữa NHNN và các NHTW, tổ chức tài chính quốc tế sẽ giúp tăng cường sự an toàn trong hoạt động thanh toán của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy sự học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng. Việc mở cửa thị trường dịch vụ Ngân hàngtheo các cam kết song phương và đa phương tức là cho phép ngân hàng nước ngoài thành lập dưới các hình thức hiện diện thương mại khác nhau như Ngân hàng, ngân hàng liên doanh, ngân hàng con 100% vốn nước ngoài... Đây là điều kiện tốt để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính, đồng thời các công nghệ ngân hàng và các kỹ năng quản lý tiên tiến được các ngân hàng trong nước tiếp thu thông qua sự liên kết, hợp tác kinh doanh, các khoản hỗ trợ kỹ thuật của các ngân hàng nước ngoài cho các ngân hàng trong nước. Sự tham gia điều hành, quản trị của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước sẽ tạo điều kiện cải thiện nhanh chóng trình độ quản trị kinh doanh ở các ngân hàng trong nước nói chung và hệ thống thanh toán nói riêng. Các

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 32 ngân hàng trong nước có nhiều thuận lợi trong hỗ trợ về tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới của các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế; hỗ trợ xây dựng năng lực quản trị ngân hàng tiên tiến, tăng cường khả năng phòng ngừa và xử lý rủi ro, nõng cao năng lực và hoàn thiện hệ thống thanh toán nhờ áp dụng công nghệ ngân hàng, kỹ năng quản trị, phát triển sản phẩm mới.

Mở cửa thị trường dịch vụ Ngân hàngsẽ giúp khơi thông dịch vụ và mở rộng các hình thức thanh toỏn qua đó mở rộng công tác thanh toán qua ngân hàng, thể hiện ở việc các ngân hàng trong nước có khả năng mở rộng dịch vụ từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí cơ hội. Nguồn vốn trên thị trường tài chính trong nước trở nên sẵn có hơn và được phõn bổ cú hiệu quả không chỉ do nguồn vốn quốc tế mà cũn do tăng khả năng huy động các nguồn tiết kiệm nội địa nhờ tác động của tự do hoá tài chính và đầu tư. Do các hạn chế về đầu tư tài chính được dỡ bỏ, các ngân hàng trong nước sẽ linh hoạt hơn trong việc phản ứng, điều chỉnh hành vi của mình theo các diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để tối đa hoá cơ hội sinh lời, thúc đẩy các ngân hàng trong nước đẩy mạnh công tác thanh toán của mình. Quan hệ đại lý quốc tế của ngân hàng trong nước có điều kiện phỏt triển rộng rói để tạo điều kiện cho các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại phát triển, kèm theo đó quan hệ hợp tác đầu tư và trao đổi công nghệ được phát triển. Sự hiện diện của các thể chế tài chính quốc tế sẽ giúp cho các ngân hàng trong nước tiếp cận được dễ dàng hơn với thị trường vốn quốc tế. Tự do hoá tài chính làm giảm chi phí vốn do giảm mức độ rủi ro trên thị trường nội địa, thị trường tài chính trong nước trở nên có tính thanh khoản lớn hơn, vì vậy, cả các trung gian tài chớnh và doanh nghiệp đều được hưởng lợi.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống luật pháp trong thanh toán theo hướng thị trường, chẳng hạn như tự do hoá tài khoản vãng lai, cải cách hệ thống thanh toán theo chuẩn mực quốc tế (Basel). Hội nhập kinh tế quốc tế là động lực thúc đẩy các NGÂN HÀNG Nhà nước tự cải cách, tăng cường năng lực cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh trong việc cung cấp

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 33 các dịch vụ thanh toán để tạo thế phát triển bền vững.

Bên cạnh những thuận lợi, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đó nhận thức được những vấn đề đặt ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể như đối với NHNN là cơ quan quản lý tiền tệ và hệ thống ngân hàng thì hệ thống pháp luật về thanh toánn qua ngân hàng chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ và một số điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống chính sách, pháp luật ngân hàng hiện nay còn có một số hạn chế đó tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức tín dụng, giữa các nhóm ngân hàng và giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, gây ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Điều đó đặt ra thách thức phải sửa đổi tạo môi trường kinh doanh bình đẳng thông thoáng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử của hội nhập. Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro đối với hoạt động thanh toán do điểm yếu vốn có của các ngân hàng Việt Nam.

Đối với các Ngân hàng trong nước, hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những thách thức trước áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và hệ thống thanh toán có chất lượng cao hơn, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài ra, hội nhập quốc tế có thể mang đến rủi ro về khách hàng cho các Ngân hàng Nhà nước. Khách hàng chủ yếu của các Ngân hàng Nhà nước là các doanh nghiệp Nhà nước mà phần lớn trong số đó vẫn cũn tồn tại những yếu kém. Việc mở cửa thị trường hơn đặt các doanh nghiệp này trước nguy cơ bị cạnh tranh, có thể dẫn tới mất thị phần, kinh doanh thua lỗ và phá sản. Điều này có thể làm tăng rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Hơn nữa, vấn đề thị phần hoạt động của các Ngân hàng hiện nay sẽ phải phân chia lại bởi sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)