3.2.4 .Giải pháp phát triển các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích hỗ trợ mới
3.2.5.4. Nâng cao chất lượng cán bộ và quản lý cán bộ
Con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhiều nhất đến sự thành bại của Ngân hàng, là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng. Nghiệp vụ thanh toán của Ngân hàng phát triển đòi hỏi chất lượng về con người ngày càng cao. Do đó, để đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính xác trong công tác thanh toán thì đòi hỏi các cán bộ làm công tác thanh toán phải có trình độ nghiệp vụ cao, có đạo đức tốt, am hiểu thị trường, am hiểu về pháp luật và đặc biệt phải biết yêu nghề. Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán phải được sắp xếp chọn lọc, có tay nghề vững vàng, luôn được bồi dưỡng kiến thức, biết vận hành thành thạo các qui chế, chế độ của ngành. Và thực tế đã chỉ ra rằng, nếu một ngân hàng nào có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc, có tinh thần tập thể vì lợi ích của ngân hàng thì ngân hàng đó chắc chắn có thể đứng vững và phát triển trước những sóng gió của thị trường.
Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 122 Đối với phân công công việc cho cán bộ làm công tác thanh toán cần phải giao trách nhiệm cụ thể, không giao, một cách chung chung, gắn trách nhiệm với lợi ích của họ khi hoàn thành công việc. Tất nhiên, khi nhận nhiệm vụ thì bản thân mỗi cán bộ có thể hiểu họ cần phải làm gì, nhưng nhìn chung để có được hiệu quả cao nhất thì một trong những nhân tố quan trọng là mức độ cụ thể hoá công việc; công việc càng được lượng hoá cụ thể bao nhiêu thì càng dễ thực hiện và việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ ngân hàng càng chính xác bấy nhiêu.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần xây dựng nguồn lực con người vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, trí tuệ nhạy bén trong công việc làm động lực phát triển, thực hiện xây dựng nguồn lực có chất lượng để tạo lợi thế so sánh của ngân hàng, cán bộ có tâm huyết và có tầm hiểu biết, có năng lực sáng tạo là đóng góp quyết định đối với sự thành công cuả ngân hàng. Tăng cường quản lý và đào tạo nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài không những đối với việc nâng cao chất lượng hệ thống thanh toán mà cả đối với sự phát triển của ngân hàng. Việc trang bị mới kiến thức mới cho tất cả đội ngũ cán bộ ngân hàng là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng không những đáp ứng nhu cầu trước mắt mà còn là nhiệm vụ đào đạo nguồn nhân lực có năng lực vận hành và quản lý hệ thống ngân hàng hiện đại trong tương lai. Nội dung đào tạo không chỉ về mặt nghiệp vụ kỹ thuật phù hợp với tiến bộ mới trong công nghệ, mà còn phải đào tạo họ có một trình độ ngoại ngữ tối thiểu đủ để làm việc khi hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang từng bước hòa nhập với hệ thống ngân hàng các nước ASEAN và trên thế giới. Phương thức đào tạo cũng đa dạng, phong phú theo các hình thức ngắn hạn, dài hạn, tại chỗ, tập trung, trong nước, ngoài nước. Mặt khác, đi đôi với đào tạo chuyên môn là giáo dục đạo đức và đổi mới phong cách giao tiếp. Lịch sự, hòa nhã trong giao tiếp là yêu cầu không thể thiếu đối với một cán bộ ngân hàng hoạt động trong thương trường. Do đó, việc quản lý cán bộ cần tập trung vào:
(i) Đối với lao động mới, khi tuyển dụng ngân hàng cần thực hiện thông báo rộng rãi, minh bạch để có thể thu hút được những cán bộ có tri thức và đạo đức tốt;
Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 123 (ii) Với đội ngũ lao động hiện có, thường xuyên liên hệ với các ngân hàng bạn, các tổ chức trong và ngoài nước hoặc các trường Đại học để cử cán bộ đi học hoặc mở các lớp chuyên đề nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ;
(iii) Bố trí cán bộ theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ để có thể phát huy những kiến thức đã học được vào nghiệp vụ chuyên môn được giao.
Song song với đó, cần xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất và tinh thần phù hợp với yêu cầu kinh doanh, cạnh tranh của ngân hàng.