1.4 .Các chỉ tiêu đánh giá hệthống thanh toán của ngân hàng
3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nông
3.1.4. Nội dung đổi mới và hoàn thiện hệthống thanh toán của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
a. Phát triển và hoàn thiện hệ thống thanh toán
Nền kinh tế càng năng động, các luồng chu chuyển và vận động của vốn càng không ngừng gia tăng thì vai trò của thanh toán càng to lớn, hệ thống thanh toán sẽ đóng vai trò quyết định trong việc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, đảm bảo mức độ an toàn, chính xác cho các hoạt động thanh toán.
Hầu hết các dịch vụ Ngân hàngđều gắn liền với hoạt động thanh toán, vì thế nếu hệ thống thanh toán càng phát triển, càng hiện đại, càng tiện lợi, nhanh chóng và chính xác thì càng góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động dịch vụ. Điều đó có nghĩa là hệ thống thanh toán được tổ chức tốt hơn thì không chỉ làm tăng doanh số thanh toán, làm cho dịch vụ thanh toán ngày càng trở nên hoàn thiện hơn trong mắt của người tiêu dùng mà còn góp phần hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của các dịch vụ khác phát triển. Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ về công nghệ thông tin là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán.
b. Dịch vụ Ngân hànghiện đại được phát triển trên cơ sở những tiến bộ về công nghệ thông tin
Tiến bộ về công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng. Nhờ sự tiến bộ về công nghệ thông tin mới có sự hiện diện của Homebanking, Phonebanking, E-banking... và là cơ sở cho việc toàn cầu hóa một số dịch vụ ngân hàng.
Hơn nữa, do mức độ tập trung cao về thông tin, các dịch vụ tài chính đặc biệt có lợi từ những tiến bộ về công nghệ, điều này cho phép dịch vụ tài chính thực hiện kinh doanh rẻ hơn và hiệu quả hơn. Trong đó bao gồm cả việc cắt giảm chi phí trực tiếp và
Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 97 gián tiếp bởi việc thực hiện xử lý một giao dịch điện tử cho phép tránh việc lặp lại các chi phí can thiệp đắt đỏ của con người và giảm thiểu các lỗi có thể mắc phải. trong các kênh phân phối, Internet đóng vai trò là một kệnh phân phối có chi phí thấp. Hơn nữa nó hỗ trợ cho việc định giá cho từng đối tượng cụ thể và phân loại khách hàng theo chi phí hiệu quả hơn, việc kết nối thông suốt giữa các ngân hàng là một giải pháp đặc biệt quan trọng để khai thác hiệu quả công nghệ hiện đại.
c. Về cơ chế chính sách
- NHNo&PTNT sớm phát triển thêm các tiện ích của thẻ Success (thanh toán tiền điện, nước, điện thoại; mua bảo hiểm; mua thẻ điện thoại trả trước trên ATM; dịch vụ tra cứu số dư tài khoản qua SMS và tổng đài,.v.v..) qua đó tăng sức cạnh tranh với sản phẩm thẻ của các NGÂN HÀNG khác.
- Sớm có giải pháp cho phép chuyển khoản qua máy ATM trung gian; Nghiên cứu phát triển thêm các thông tin quảng cáo, thông tin hỗ trợ khách hàng trên màn hình chờ của máy ATM như : Danh sách địa điểm đặt máy ATM...
- Sớm kết nối với Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia và ban hành quy định gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thu hút thêm khách hàng.
Cần rà soát và bổ sung kịp thời các thể lệ, chế độ,pháp luật về hoạt động ngân hàng nói chung và về thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng. Trong đó đặc biệt chú nghiên cứu về thể thức thanh toán bằng séc làm sao mở rộng thanh toán bằng séc. Nên chăng về mặt pháp lí cần chấn chỉnh, sửa sai cho phép séc được áp dụng rộng rãi, thanh toán trong phạm vi cả nước. Nếu được như vậy séc sẽ trở thành một hình thức phổ cập nhất như nhiều nước tiên tiến đã sử dụng.
d. Công cụ thanh toán
Cải tiến công cụ thanh toán, đơn giản hóa công cụ sử dụng chứng từ sao cho thuận lợi, dễ sử dụng, đồng thời áp dụng những công cụ thanh toán hiện đại dựa trên công nghệ tin học là một nội dung quan trọng trong đổi mới và hoàn thiện hệ thống thanh toán, nó góp phần tăng qui mô và tốc độ thanh toán qua ngân hàng.
Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 98 Hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Namsẽ phát triển đáp ứng cho toàn bộ các hình thức thanh toán, kể cả các hình thức điện tử không đòi hỏi phải có các chứng từ để thực hiện chuyển tiền.
Để tạo lập và phát triển các công cụ thanh toán mới đòi hỏi phải có những cơ sở pháp lý, cơ chế nghiệp vụ cũng như chi phí bỏ ra để xây dựng, phát triển hệ thống có liên quan, chi phí đào tạo, tuyên truyền quản cáo nhằm khuyến khích sự chấp nhận và tạo lòng tin của khách hàng đối với những công cụ mới đó. Sự phát triển của các công cụ thanh toán phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế, đổi mới công nghệ của ngân hàng và việc nâng cao thu nhập, trình độ dân trí…
Công cụ thanh toán chứa đựng những chỉ định từ người trả tiền nên đòi hỏi phải được thực hiện một cách rõ ràng, dễ hiểu và nhất quán trong quá trình chuyển giao tới người thực hiện thanh toán. Đồng thời phải đảm bảo các thủ tục về an toàn gồm cách xác minh và nhận thực thích hợp để có thể tránh rủi ro trong thanh toán.
d. Hệ thống truyền tải
Để rút ngắn thời gian luân chuyển chứng từ thì việc tổ chức tốt hệ thống chuyển tải đóng vai trò quan trọng. Quá trình chuyển tải các thông tin thanh toán bao gồm việc chuyển chứng từ trực tiếp của nhân viên ngân hàng (đối với thanh toán trên cơ sở chứng từ) hoặc truyền tin (đối với thanh toán điện tử) và xác định các chỉ định trên chứng từ giấy hay chứng từ điện tử cho những khoản thanh toán chuyển khoản.
Các nhân tố về tổ chức thanh toán, điều kiện địa lý và kỹ thuật có thể tác động đến phương thức truyền tải. Những nhân tố thuộc thể chế, những đòi hỏi về pháp lý và thủ tục thanh toán của ngân hàng nhà nước cũng tác động đến hệ thống truyền tải trong từng thời kỳ. Chi phí cho hệ thống chuyển tải có sự khác biệt lớn giữa kỹ thuật điện tử và chuyển tải chứng từ, giữa các công nghệ khác nhau và đó là chi phí lớn nhất cho hệ thống thanh toán khi hoạt động.
e. Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 99 Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trong những năm tới, tiềm năng về các dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ở nước ta nói chung, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng khá lớn, vì vậy nhu cầu thanh toán qua ngân hàng sẽ tăng nhanh, các phương tiện thanh toán hiện đại, đa năng như thẻ ngân hàng, tiền điện tử... sẽ là những phương tiện thanh toán chủ lực, vì vậy thời gian tới cần tập trung giải quyết những vấn đề sau ;
Mở rộng mạng lưới thanh toán : Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tới các tổ chức và dân cư bằng cách kết hợp phương pháp truyền thống (mở rộng mạng lưới ngân hàng) với phương pháp hiện đại (ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật dựa trên nền tảng công nghệ thông tin) mở rộng thị phần cung ứng dịch vụ cho khách hàng; làm dịch vụ thu hộ cho các tổ chức cung cấp các dịch vụ như điện nước, điện thoại, bảo hiểm... thông qua tài khoản cá nhân. Tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định đối với đơn vị thành viên.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ sung chỉnh sửa các quy định đối với các phương tiện thanh toán cho phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. kết nạp thêm thành viên trực tiếp có đủ điều kiện để mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Không thu phí dịch vụ thanh toán hoặc thu mức thấp đối với những khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán như thẻ, các giao dịch trực tuyến với mục đích khuyến khích họ tiếp cận, làm quen với phương tiện thanh toán hiện đại.
f. Đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa hệ thống thanh toán và mở rộng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng:
Ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng là tiền đề cho những thay đổi trong kỹ thuật thanh toán, nhiều văn bản pháp quy được sửa đổi bổ dung phù hợp đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển mạnh mẽ các phương thức thanh toán mới, đặc biệt là dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán.
Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 100 Song song với việc kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý, việc rà soát và hoàn thiện những cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng là vấn đề cần phải được quan tâm hàng đầu. Các quy định về các điều kiện thanh toán, quy chế, quy trình thanh toán đặc biệt là khi ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh toán qua ngân hàng đều phải xây dựng một cách phù hợp với chế tài ở nhiều bộ Luật khác nhau như Bộ Luật Dân sự, Luật thương mại, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật kế toán... Quá trình đổi mới công nghệ thanh toán qua ngân hàng cần được chú trọng với phương châm "đi tắt đón đầu", ứng dụng ngay những thành tựu mới nhấy nhằm đáp ứng thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.
Từ chỗ thanh toán có chứng từ đến thanh toán phi vật chất hóa chứng từ, đẩy nhanh được tốc độ thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng cho việc phát triển kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập với hoạt động ngân hàng của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Từ chỗ trong thanh toán bằng tiền mặt giữa ngân hàng và khách hàng đòi hỏi phải có một thủ quỹ, một kế toán riêng biệt thì giờ đây đã xuất hiện một phương thức giao dịch mới trong hoạt động của ngân hàng : đó là giao dịch một cửa, trong phương thức giao dịch này, chỉ tồn tại một vị trí là người giao dịch viên.
Đối với bản thân từng ngân hàng, khi khối lượng thanh toán tăng đã làm tăng nguồn thu cho ngân hàng, tăng khả năng tái đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán để phục vụ ngày càng tốt hơn cho nền kinh tế