1.4 .Các chỉ tiêu đánh giá hệthống thanh toán của ngân hàng
3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nông
3.1.2 Những cơ hội và thách thức đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam
trong quá trình hội nhập
Hội nhập kinh tế là tất yếu khách quan do quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hoá kinh tế thể hiện ở sự gia tăng về quy mô và hình thức trao đổi hàng hoá, dịch vụ, lưu chuyển vốn quốc tế, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia và khu vực, làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế thế giới.Khi hội nhập kinh tế đã tác động đến hệ thống ngân hàng, ngân hàng thương mại đứng trước những cơ hội và thách thức sau:
a. Cơ hội:
Đối với ngành ngân hàng Việt Nam, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội để trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạch định chính sách tiền tệ, đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro, qua đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, ngành ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, có khả năng theo kịp yêu cầu phát triển thị trường tài chính trong và ngoài nước.
Hội nhập quốc tế sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực
Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 94 hiện cam kết với các định chế tài chính và tổ chức thương mại quốc tế. Vì thế, các ngân hàng thương mại Việt Nam bắt buộc phải chuyên môn hoá sâu hơn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ mới. Qua đó, khai thác và áp dụng hiệu quả hơn ưu thế của các loại hình nhằm mở rộng thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể phát huy lợi thế về mạng lưới Ngân hàng rộng lớn để tiếp cận phương thức quản lý, kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Hội nhập quốc tế giúp khơi thông các kênh chuyển vốn giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế, góp phần khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong nước. Trong hội nhập, việc áp dụng các loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng phong phú và hiện đại sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam.
Hội nhập sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và không kém phần khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Được cạnh tranh bình đẳng để phát triển cũng là một cơ hội. Do vậy, muốn cạnh tranh để tồn tại và phát triển, các ngân hàng trong nước không thể nào khác là phải nỗ lực kiện toàn công tác quản lý ngân hàng nhằm đạt hiệu quả cao, giảm bớt rủi ro và tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng. Đổi mới sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí và hiện đại hoá trang thiết bị để các nhà cung cấp dịch vụ Ngân hàngtrong nước có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
b. Thách thức:
Trong quá trình hội nhập, cơ hội sẽ rất nhiều nhưng thách thức không phải là ít. Trước hết, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ. Cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn khi các ngân hàng nước ngoài ngày càng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động trên thị trường Việt Nam mặc dù về lâu dài, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chiếm lĩnh thị trường tài chính trong nước. Cơ hội bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ này.
Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 95 Thêm nữa, hội nhập quốc tế sẽ làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý chưa hoàn thiện, nhất là về thanh tra, giám sát, thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan. Thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam là vai trò của nhóm ngân hàng nước ngoài ngày càng tăng nhờ sức mạnh về vốn, công nghệ, dịch vụ và quy mô hoạt động toàn cầu, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép họ huy động VNĐ. Trong quá trình hội nhập, lợi thế tiềm tàng sẽ thuộc vào nhóm ngân hàng nước ngoài và sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng lớn đối với các ngân hàng thương mại trong nước, nhất là Ngân hàng thương mại nhà nước.