Tốc độ giao dịch:

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 80 - 88)

1.4 .Các chỉ tiêu đánh giá hệthống thanh toán của ngân hàng

2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hệthống thanh toán của NH NNo&PTNT VN

2.2.4.2. Tốc độ giao dịch:

- Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 (PSBM2) hoàn thành tháng 06 năm 2011 đã góp phần cải thiện đáng kể tốc độ cũng như uy tín của các giao dịch thanh toán liên ngân hàng tại Việt Nam, từ 2 tuần năm 2005 giảm xuống còn 1 ngày, với tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân (646%) các giao dịch tín dụng toàn quốc (2005 – tháng 6/2011).

o Đã cải thiện được khả năng dự đoán các luồng tiền trong nền kinh tế và năng lực quản lý tài chỉnh của các thương nhận và hộ gia đình do các giao dịch thanh toán được xử lý theo thời gian thực hoặc trong vòng 1 ngày.

o Đã cung cấp được ác cơ chế để các tác nhân kinh tế tránh xa khỏi khu vực không chính thức.

o Đã cung cấp các thông tin kịp thời cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam để quản lý tính thanh khoản của thị trường và cho các ngân hàng để quản lý rủi ro.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 78

o Đã làm cho các ngân hàng có khả năng cung cấp các dịch vụ như Ngân hàng trực tuyến, dịch vụ khách hàng trọn gói, trung tâm hỗ trợ và chăm sóc khách hàng 24/7.

o Có được những lợi ích này là nhờ:

 Mức tăng kết nối hệ thống thanh toán hàng năm đạt mức 98% (từ 49 trụ sở năm 2005 lên 97 trụ sở vào tháng 06 năm 2011);

 Mức tăng kết nối hệ thống vận hàng ngân hàng hàng năm đạt trên 100% (48 lần đối với ngân hàng lớn nhất của quốc gia trong mạng lưới chi nhánh);

 Tốc độ tăng trưởng giao dịch do hệ thống thanh toán xử lý hàng năm đạt trên 150% và tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân của số lượng các giao dịch tại các ngân hàng (ví dụ, một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt tới 90 lần;

 Tính liên tục của nghiệp vụ được tăng cường nhờ sự hỗ trợ của những khả năng dự trữ và phục thiên tai mới.

2.2.4.3 Mức độ rủi ro:

- Cho đến nay thông tin về hình hình hoạt động của các ngân hàng đa phần dựa vào báo cáo kinh doanh do chính các nhà băng công bố và thông tin của các đơn vị kiểm toán.

- Có quá nhiều rủi ro mà các ngân hàng đang phải đối mặt như rủi ro lạm phát, thị trường, lãi suất, hối đoái, tái đầu tư, tác nghiệp... nhưng nổi bật trong năm 2011 cần phải kể đến rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và đặc biệt là rủi ro chính sách.

o Rủi ro tín dụng: Lợi nhuận mà ngân hàng công bố hiện nay có phần phản ánh Mức độ rủi ro thông qua các khoản trích lập dự phòng. Tuy nhiên, ngay chính tiêu chuẩn và điều khoản trích lập dự phòng Mức độ rủi ro theo quy định hiện hành vẫn còn nhiều khiếm khuyết, không phản ánh được thực chất các nguy cơ Mức độ rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải. Mức độ rủi ro

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 79 thường diễn ra theo một tiến trình, từ những dấu hiệu khó khăn ban đầu như tỷ lệ nợ xấu tăng dần đến quá trình tái cơ cấu nợ.

o Rủi ro thanh khoản: rủi ro thanh khoản thường mang tính chất bất ngờ, không nhất thiết phải là những khó khăn trong bảng tổng kết tài sản, và đặc biệt nguy hiểm bởi khả năng lây lan có tính hệ thống trong một khoảng thời gian rất ngắn.

o Rủi ro chính sách: môi trường chính sách liên tục có nhiều thay đổi ở cả hai cấp độ vĩ mô và ngành (ngân hàng) đã tạo ra những xáo trộn không nhỏ trong hoạt động của các ngân hàng.

Theo báo cáo của các TCTD thì đến cuối 9/2011 nợ xấu của toàn hệ thống là 82.700 tỷ đồng tương đương 3,31% tổng dư nợ cho nền kinh tế, trong đó:

Bảng 2.8. Mức rủi ro của hệ thống các ngân hàng và TCTD năm 2011

Nhóm Loại Tỷ lệ %

TCTD Việt Nam NHTMNN 3,62

NHTMCP 2,44

Công ty Tài Chính 3,11

Công ty cho thuê TC 51,7

TCTD Nước ngoài NH 100% vốn nước ngoài 1,21

NH liên doanh 4,46

Chi nhánh NH nước ngoài 1,63

Công ty Tài Chính 5,52

Công ty cho thuê TC 5,88

- Nguyên nhân gây ra các rủi ro hệ thống các TCTD là do:

o Hệ thống khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro và phụ thuộc nhiều vào vốn của hệ thống các TCTD.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 80

o Đạo đức của một bộ phận cán bộ ngân hàng thoái hóa, biến chất, câu kết với khách hàng vi phạm pháp luật, trục lợi cá nhân

o Chuẩn mực, điều kiện cấp tín dụng thiếu chặt chẽ

o Trình độ, năng lực thẩm định, đánh giá, quản lý tín dụng của các TCTD còn nhiều yếu kém

o Mức độ tập trung tín dụng rất lớn vào các lĩnh vực kinh doanh rủi ro và không có hiệu quả cao

o Cấp tín dụng cho các bên liên quan, nhất là các cá nhân hoặc doanh nghiệp thuộc quyền quản lý, kiểm soát của các cổ đông lớn của Ngân hàng.

Bảng 2.9. Khả năng sinh lời của các hệ thống TCTD

Khả năng sinh lời của các hệ thống TCTD 2010 2011

ROA 1,44 % 1,17 %

ROE 17,19 % 13,4 %

Mức vốn điều lệ < 5.000 tỷ < 5.000 tỷ

2.2.4.4. Mức độ tin cậy:

- Thường thì mỗi năm Ngân hàng nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng uy tín đều có xếp loại nhóm Ngân hàng để đánh giá độ tin cậy của Khách hàng đối với các Ngân hàng. Có 4 tiêu chí để đánh giá, xếp loại Ngân hàng:

o Vị thế của tổ chức tín dụng (TCTD), dựa trên mức độ hoạt động ổn định, chiến lược kinh doanh, hoạt động kinh doanh tập trung vào một vài lĩnh vực hay đa dạng hóa lĩnh vực.

o Vốn và lợi nhuận. Đánh giá khả năng của TCTD chịu được lỗ trong kinh

doanh dựa trên việc có đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cùng với chất lượng vốn và lợi nhuận.

o Mức độ rủi ro. Đánh giá cách ngân hàng tăng trưởng và thay đổi mức độ rủi

ro trong kinh doanh, rủi ro của việc tập trung và đa dạng hóa kinh doanh, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 81

o Nguồn vốn và thanh khoản. Xem xét cách TCTD huy động vốn cho hoạt động kinh doanh và mức độ nhạy cảm của nguồn vốn (tăng hay giảm) gây ảnh hưởng lên khả năng duy trì hoạt động và đáp ứng nhu cầu thanh toán khi thị trường biến động xấu.

- Các chỉ số an toàn chi trả ở mức thấp: Chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có lớn và nguy cơ mất khả năng chi trả trong ngắn hạn của các Ngân hàng cao.

o Khả năng chi trả ngay của hệ thống là 20,57%, trong đó:

Bảng 2.10. Khả năng chi trả của các TCTD Việt Nam và Nước ngoài

Nhóm Khả năng chi trả

TCTD Việt Nam 18,96 %

TCTD Nước ngoài 34,95 %

o Khả năng chi trả trong vòng 1 tháng và 6 tháng của các TCTD của Việt Nam ở mức thấp (dưới 50%) và thấp hơn nhiều của các TCTD nước ngoài.

2.2.4.5. Tính thanh khoản:

- Tài sản có tính thanh khoản cao để sẵn sàng đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạn thấp làm hạn chế khả năng ứng phó các đợt rút tiền hàng loạt.

- Năm 2011, hệ số an toàn vốn bình quân toàn hệ thống là 11,85%, trong đó:

Bảng 2.11. Bảng hệ số an toàn vốn bình quân của các ngân hàng

Nhóm Loại Tỷ lệ %

TCTD Việt Nam NHTMNN 8,49

NHTMCP 13,55

Công ty Tài Chính 14,59

Công ty cho thuê TC - 37,23

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 82

2.2.4.6. Tính minh bạch:

- Từ xưa đến nay, việc công khai, minh bạch các thông tin của các Ngân hàng là những vấn đề hết sức nhạy cảm, phải xem xét và làm thận trọng.

o Hiện có rất nhiều doanh nghiệp kêu ca khó tiếp cận vốn, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp này không đủ điều kiện để vay trong khi Ngân hàng luôn yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện nghiêm các yêu cầu để đảm bảo sự an toàn cho chính họ, cũng là bảo đảm cho sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng nên các doanh nghiệp thường đưa ra các thông tin chưa đủ và chính xác cho các Ngân hàng…

o Các Ngân hàng để cạnh tranh nhau thì các thông tin của họ thường được họ giữ hết sức bảo mật.

2.2.4.7. Mức độ áp dụng CNTT, tự động hóa:

- Theo Hiệp hội thẻ Việt nam, tính đến cuối tháng 6/2011, ước tính đã có khoảng 55% đơn vị hưởng lương qua NSNN thực hiện trả lương qua tài khoản (so với tỷ lệ 41,5% cuối năm 2009), khoảng 36 triệu thẻ được phát hành, với 12.881 máy ATM và 63.405 máy POS được lắp đặt (tăng lần lượt 6 lần và 5 lần so với năm 2005), trong đó tổng số máy ATM liên thông đạt 9.000 máy, tổng số giao dịch xử lý thành công qua hệ thống Banknet.vn và Smartlink đạt 15 triệu giao dịch, tăng 138%; tổng giá trị giao dịch đạt 11.500 tỷ đồng, tăng 153% so với 2009.

Biểu 2.9. Tỷ lệ phương thức thanh toán và số lượng ATM và POS đến 2011

Tỷ trọng tiền mặt so với tổng PTTT tuy vẫn còn ở cao so với thế giới nhưng đã giảm đáng kể qua các năm.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 83 Từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương tiện thanh toán KDTM đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT như internet banking, mobile banking, Ví điện tử,… đã hình thành và đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.

• Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống NHTM phát triển khá nhanh. • Thẻ ngân hàng đã và đang trở thành PTTT phổ biến tại Việt nam, được các NHTM chú trọng phát triển, có tốc độ phát triển nhanh chóng và còn nhiều tiềm năng phát triển. Đến cuối tháng 6/2011, lượng thẻ phát hành đạt khoảng 36 triệu thẻ với khoảng 234 thương hiệu thẻ

• Kênh thanh toán qua internet banking: Ngoài các tiện ích cơ bản như truy vấn thông tin tài khoản, xem tỷ giá, lãi suất, sao kê tài khoản, thông tin giao dịch, dịch vụ internet banking còn cho phép khách hàng thực hiện thanh toán hóa đơn dịch vụ như tiền điện, nước, cước viên thống thanh toán phí bảo hiểm, thanh toán phí giao dịch chứng khoán, tiết kiệm online

• Kênh thanh toán qua mobile banking: nhìn chung kênh thanh toán qua mobile banking chưa trở thành một kênh thanh toán phổ biến trong dân cư,

• Kênh thanh toán qua Ví điện tử: Đến nay, NHNN đã cho phép 01 NHTM và 08 tổ chức không phải ngân hàng được thực hiện thí điểm dịch vụ Ví điện tử, cung cấp các sản phẩm với nhiều tiện tích như: thanh toán cho các giao dịch mua bán trên các website thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến bằng điện thoại di động, thanh toán hóa đơn, tiền mua hàng…

• Kênh thanh toán qua Paypal: Mặc dù hiện tại, số lượng và giá trị giao dịch qua kênh này chưa lớn, nhưng với số lượng người sử dụng internet, số lượng thuê bao điện thoại di động cũng như số khách hàng có tài khoản tại các ngân hàng ngày càng gia tăng mạnh mẽ, dịch vụ thanh toán liên kết với Paypal được dự báo sẽ phát triển mạnh tại Việt nam trong các năm tới đây.

- Những vấn đề còn hạn chế :

* Các phương tiện, dịch vụ thanh toán chưa phong phú và tiện ích chưa cao * Phí chưa thỏa đáng

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 84 * Khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện

- Các nguyên nhân chủ yếu:

Có nhiều lý giải về tình trạng này nhưng những nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là:

• Thói quen và nhận thức của người dân

• Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt

• Kinh tế không chính thức phát triển

• Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù trong thời

gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử.

• Vốn đầu tư vào hoạt động này kém hiệu quả

• Thông tin tuyên truyền chưa được định hướng đúng đắn

• Tội phạm trong lĩnh vực thanh toán gia tăng

• Ngoài ra, còn có một số rủi ro khác gây thiệt hại tài chính khá lớn đối với các ngân hàng như:

• Ăn cắp dữ liệu thẻ tại ATM

• Các ĐVCNT thông đồng thực hiện các giao dịch gian lận và bỏ trốn sau khi đã nhận được tiền tạm ứng của ngân hàng.

• Tỷ lệ giao dịch gian lận liên quan đến thẻ có xu hướng tăng lên nhanh chóng do ngày càng nhiều các nhóm tội phạm thực hiện đánh cắp dữ liệu thẻ để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp. Hình thức gian lận này đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại hình gian lận thẻ.

• Gần đây đã xuất hiện hiện tượng chủ thẻ thường xuyên sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế để thực hiện các giao dịch rút tiền mặt bằng USD tại Campuchia nhằm trục lợi từ chênh lệch tỷ giá ngoại thị trương tư do so với tỷ giá công bố của các ngân hàng.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 85

Chỉ tiêu Năm 2011

Tổng số lượng thẻ (tích lũy) 3 triệu thẻ

Doanh số thanh toán thẻ quốc tế 1.368 triệu USD

Doanh số thanh toán thẻ nội địa 103 triệu USD

Doanh số sử dụng thẻ các loại 29.111 triệu USD

Doanh số rút tiền mặt tại ATM 21.474 triệu USD

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)