Trước Pháp lệnh Ngân hàng (1990)

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 49 - 51)

1.4 .Các chỉ tiêu đánh giá hệthống thanh toán của ngân hàng

2.1.1.1. Trước Pháp lệnh Ngân hàng (1990)

Hệ thống ngân hàng Việt Nam kể từ ngày thành lập đến khi ban hành pháp lệnh ngân hàng (25/05/1990) là hệ thống ngân hàng một cấp vừa thực hiện chức năng ngân hàng quản lý vừa thực hiện chức năng NGÂN HÀNG. Hoạt động của ngân hàng theo cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, hệ thống thanh toán từng bước cải tiến theo từng thời kỳ song nhìn chung vẫn trì trệ, chậm phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đó là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại song đây chưa phải là ngân hàng hai cấp thực sự.

Giai đoạn này các NGÂN HÀNG nói chung tổ chức và quản lý hệ thống thanh toán vẫn hoàn toàn thuộc về NHNN. Tuy nhiên, về mặt pháp lý là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng trên thực tế, việc tổ chức thanh toán qua các hệ thống ngân hàng rất phức tạp :

- Thanh toán giữa các khách hàng cùng có tài khoản thanh toán tại một Ngân hàng được tiến hành như cũ.

- Thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản thanh toán tại hai Ngân hàng NGÂN HÀNG trên cùng một địa bàn thành phố thực hiện qua các thanh toán vãng lai đồng thành hay thanh toán liên hàng qua phòng đại diện

- Thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản thanh toán tại một Ngân hàng NGÂN HÀNG và một Ngân hàng NGÂN HÀNG khác ở cùng địa bàn tỉnh, thành phố, chứng từ thanh toán luân chuyển qua nhiều bưu điện, các cấp Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn, NHNN tỉnh khác rồi mới đến Ngân hàng ngân hàng thương mại, do đó,

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 47 tốc độ thanh toán chậm, không đáp ứng được nhu cầu chu chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường.

- Các khoản thanh toán vốn NGÂN HÀNG với hệ thống ngân hàng nhà nước thực hiện trực tiếp với ngân hàng Nhà nước các cấp.

Cơ chế thanh toán sơ cứng, bó buộc. Bên cạnh đó tính độc lập của các Ngân hàng NGÂN HÀNG còn quá lớn với NGÂN HÀNG Trung ương trong việc quản lý và sử dụng vốn. Các khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng NGÂN HÀNG nhưng khi thanh toán với tổ chức kinh tế khác ở một Ngân hàng NGÂN HÀNG khác thì vẫn buộc phải luân chuyển chứng từ qua ngân hàng Nhà nước.

Hình thức luân chuyển chứng từ chủ yếu là thanh toán bằng thư tín qua bưu điện, thời gian luân chuyển bình quân ngoài tỉnh từ 10, 15 ngày. Chính các NGÂN

HÀNG cũng không thể sử dụng tối đa nguồn lực huy động được phục vụ kinh doanh

một cách có hiệu quả. Vì vậy, khách hàng không muốn thanh toán qua ngân hàng. Hiện tượng khách hàng mang tiền mặt đi các tỉnh khác mua hàng là rất phổ biến. Nạn thiếu tiền mặt ở các quỹ nghiệp vụ ngân hàng và tình trạng quản lý thu chi tiền mặt ở mỗi địa phương, mỗi ngân hàng một kiểu đã làm suy yếu hệ thống thanh toán qua ngân hàng.

Đối với các Ngân hàng NGÂN HÀNG, trở ngại rất lớn trong việc thanh toán cho hai khách hàng ở hai Ngân hàng trong cùng một hệ thống cũng như điều chuyển vốn giữa các Ngân hàng và hội sở gặp nhiều khó khăn. Nhiệm vụ trọng tâm công tác ngân hàng trong những năm 1988, 1990 là giải quyết nạn khan hiếm tiền mặt, khắc phục những sai sót trong công tác tổ chức thanh toán nhiều hơn vì vậy việc quan tâm cải tiến công tác thanh toán chưa được quan tâm.

Thời gian này, các NGÂN HÀNG Trung ương không nắm được tình hình thanh toán trong hệ thống, không phân tích được luồng chu chuyển vốn. Công tác quản lý và điều hành vốn trong hệ thống gặp rất nhiều khó khăn, không cải tiến và mở rộng dịch vụ thanh toán cho khách hàng do chưa có sức ép cạnh tranh giữa các NGÂN HÀNG. Đó cũng là giai đoạn nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển hướng sang kinh tế thị trường, nhu cầu đòi hỏi cải tiến hệ thống ngân hàng ở mức cao hơn bao giờ hết. Việc thực hiện

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 48 nhiệm vụ thanh toán của ngân hàng trong giai đoạn này còn rất yếu do không được phép tổ chức thanh toán và quản lý vốn thống nhất trong từng hệ thống. Về nghiệp vụ thanh toán do hoàn toàn phục thuộc vào NHNN nên ngân hàng chưa có một chuyển biến nào để cải thiện tình hình thanh toán chậm trễ. Công tác thanh toán giữa các ngân hàng với nhau vẫn thực hiện qua các phòng đại diện NHNN và luân chuyển chứng từ qua bưu điện, chưa có sự cải tiến nào. Việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn rất phổ biến và gây sức ép trong hoạt động thanh toán của ngân hàng...

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)