Hệthống thanh toán của Anh

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 43 - 45)

1.4 .Các chỉ tiêu đánh giá hệthống thanh toán của ngân hàng

1.5. Kinh nghiệm của một số nước về tổ chức hệthống thanh toán của Ngân

1.5.1.1. Hệthống thanh toán của Anh

a. Hình thức thanh toán qua Ngân hàng ở Anh

- Thanh toán nội địa bằng séc : Đây là phương tiện thanh toán phổ biến. - Thanh toán chuyển tiền nội địa (Thanh toán GIRO): Hình thức này cho phép một người có hay không có tài khoản ở Ngân hàng có thể trả tiền vào tài khoản của một người khác. Hình thức này đặc biệt có ích trong việc thanh toán tiền ga, điện, điện thoại hay các dịch vụ khác có mẫu chuyển tiền in sẵn. Người thuê lao động có thể sử dụng hệ thống này để thanh toán lương. Ngân hàng thực hiện chuyển tiền theo uỷ nhiệm chi hay lệnh trả tiền.

- Thanh toán nội địa bằng uỷ nhiệm thu: Ủy nhiệm thu được sử dụng để thanh toán các giá trị cố định hay khác nhau và thời gian thanh toán định kỳ khác nhau, người thụ hưởng giao dịch qua máy tính bằng cách ghi nợ vào tài khoản của người phải thanh toán và chuyển qua hệ thống BACS (Hệ thống thanh toán bù trừ tự động). Hình thức này chỉ có các tổ chức được ngân hàng cho phép mới được thực hiện cách thanh toán này và nó được thực hiện nghiêm ngặt theo các điều hướng dẫn do khách hàng uỷ nhiệm, đồng thời mỗi tổ chức tham gia phải bảo đảm với ngân hàng trong trường hợp có nhầm lẫn thì ngân hàng sẽ truy đòi nếu đã ghi nợ vào tài khoản của khách hàng không theo đúng hướng dẫn. Hình thức này đặc biệt hữu ích với các công ty bảo hiểm, hội tiết kiệm nhà ở, công ty thuê mua và bất kỳ tổ chức nào nhận được số lượng thanh toán lớn, tiết kiệm chi phí cho người thụ hưởng trong quả trình quản lý.

- Thanh toán nội địa bằng thẻ tín dụng: Thẻ này do các ngân hàng, hội tiết kiêm nhà ở hay các tổ chức khác phát hành giúp cho việc mua hàng hoá dịch vụ trả tiền sau. Việc thanh toán được thực hiện tại những nơi có máy đặc biệt để lập hoá đơn và ghi các giao dịch có ký hiệu mà chúng chấp nhận.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 41 - Thanh toán nội địa bằng thẻ ghi nợ, POS: Hệ thống này đặt ở các điểm bán lẻ để người mua hàng đưa thẻ vào kiểm tra và thanh toán.

- Thanh toán nội địa bằng hối phiếu ngân hàng: Hối phiếu ngân hàng là công cụ thanh toán tương tự như séc, được một ngân hàng ký phát theo yêu cầu của khách hàng để thực hiện một khoản thanh toán được đảm bảo, sử dụng trong trường hợp người thụ hưởng yêu cầu đảm bảo chắc chắn sẽ được thanh toán khi xuất trình.

- Thanh toán nội địa bằng chuyển tiền qua điện thoại, máy tính, Internet. Hình thức này cho phép thanh toán nhanh. Chuyển tiền bằng điện thoại thường chuyển qua hội sở chính của ngân hàng có liên quan, còn chuyển tiền qua máy tính sẽ thực hiện thông qua hệ thống thanh toán bù trừ tự động CHAPS.

b. Các hệ thống thanh toán ở Anh

- Bù trừ liên Ngân hàng: Người trả tiền và người thụ hưởng có tài khoản ở các

Ngân hàng khác nhau thuộc cùng một hệ thống ngân hàng.

- Bù trừ liên ngân hàng: Người trả tiền và người thụ hưởng có tài khoản ở các ngân hàng khác nhau.

Hệ thống bù trừ liên ngân hàng nằm dưới sự kiểm soát của 3 công ty mà mỗi công ty giải quyết một khía cạnh khác nhau của việc thanh toán bù trừ.

+ Thanh toán bù trừ các loại giấy tờ: gồm thanh toán bù trừ séc và giấy báo chuyển khoản (do công ty thanh toán bù trừ séc và chuyển khoản thực hiện).

+ Thanh toán bù trừ giá trị cao trong ngày: Gồm hệ thống thanh toán bù trừ tự động (CHAPS) và bù trừ nội thành (do công ty thanh toán bù trừ tự động và bù trừ nội thành thực hiện)

- Bù trừ tự động CHAPS được sử dụng vào năm 1984. Với hệ thống này tiền thanh toán không thể đòi lại đượcc khi được hệ thống chấp nhận do vậy yêu cầu thanh toán được đảm bảo và có thể được người thụ hưởng rút ngay khi cần. Chuyển tiền giới hạn ở mức 5.000 bảng trở lên.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 42

- Hệ thống bù trừ nội thành là dịch vụ bù trừ nhanh được các Ngân hàng ngân

hàng thực hiên tại thành phố London trong phạm vi gần tính từ trung tâm thanh toán bù trừ tại phố Lombard. Hệ thống này được thực hiện với các séc ký phát có giá trị từ 100.000 bảng trở lên.

- Thanh toán bù trừ điện tử (do công ty BACS) thực hiện.

Hoạt động của 3 công ty này đặt dưới sự kiểm soát của hiệp hội thanh toán bù trừ (APACS). Ngoài ra còn công ty thứ tư thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử tại điểm bán (Công ty EftPos Ltd).

+ Nghiệp vụ thanh toán thường nhật (quyết toán): là phương thức cân đối trong trao đổi séc và chuyển khoản giữa các ngân hàng. Nó được thực hiện vào cuối ngày làm việc để quyết toán bù trừ. Mỗi Ngân hàng thanh toán chuẩn bị 1 bảng kê các khoản phải thu và phải trả thực hiện qua hãng bù trừ. Bảng kê được cộng lại và số dư cuối cùng được tính ra là giá trị ròng các khoản phải thu (phải trả) cho giao dịch. Phần chênh lệch này được quyết toán bằng cách trích ra hoặc ghi có vào tài khoản của các ngân hàng tại NHTW Anh.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)