Thực trạng hệthống thanh toán của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 57)

1.4 .Các chỉ tiêu đánh giá hệthống thanh toán của ngân hàng

2.2.2. Thực trạng hệthống thanh toán của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam

2.2.2.1. Đặc điểm hệ thống thanh toán của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam

Ngoài những đặc điểm chung giống như hệ thống thanh toán qua ngân hàng ở Việt Nam từ khi ban hành pháp lệnh đến nay, hệ thống thanh toán của NHNo&PTNTVN còn mang những tính chất riêng.

NHNo&PTNT Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng, nhiều Ngân hàng ở miền núi, khu vực kinh tế kém phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thanh toán khó khăn. Việc luân chuyển chứng từ thanh toán ở những nơi này rất chậm. Mặt khác chưa thể áp dụng ngay những công cụ, phương thức thanh toán hiện đại vào đấy vì thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Do vậy làm cho tốc độ thanh toán chung trong hệ thống chậm lại và khó khăn trong việc triển khai đồng bộ những tiến bộ thanh toán mới, nên còn tồi tại nhiều phương thức, công cụ thanh toán cả thủ công lẫn hiện đại đan xen nhau trong một thời kỳ mà không thể chuyển ngay tất cả sang phương thức, công cụ thanh toán hiện đại.

- Hệ thống thanh toán tổ chức phức tạp theo mô hình đa cấp, với nhiều hệ thống phần mềm giao diện và đan xen với nhau.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 55 - Việc quy định mở tài khoản thanh toán tại NHNN cấp tỉnh, thành phố gây khó khăn trong việc thanh toán và tối ưu hoá việc tập trung vốn sử dụng các tài khoản thanh toán trong phạm vi cả nước. NHNo&PTNTVN phải giữ lượng vốn thanh toán lớn trên mỗi tài khoản thanh toán tại NHNN các tỉnh trên toàn quốc, ngoài số vốn dự trữ bắt buộc ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương, mà chưa có một cơ chế hiệu quả để chuyển vốn nhanh giữa các tỉnh, thành phố nhằm bù đắp thiếu hụt, do vậy sử dụng vốn không hiệu quả.

- Thực trạng không đảm bảo và thiếu tin cậy của hệ thống viễn thông vẫn là cản trở lớn đối với hệ thống chuyển tiền.

- Qui mô và các dịch vụ thanh toán chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách hàng với chi phí hữu hiệu, kịp thời, tiện ích.

- Trình độ hiểu biết kỹ thuật, nghiệp vụ, các cơ chế thanh toán hiện đại của cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu.

Với đặc thù về màng lưới rộng lớn trải khắp cả nước, môi trường kinh doanh, điều kiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, trình độ cán bộ khác nhau giữa các Ngân hàng, do vậy việc triển khai các chương trình ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán khó khăn hơn so với các ngân hàng thương mại khác có mô hình tổ chức màng lưới gọn nhẹ. Nghiệp vụ thanh toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam bao gồm thanh toán trong nội bộ hệ thống và thanh toán khác hệ thống được tổ chức triển khai theo nhiều chương trình ứng dụng thanh toán khác nhau cụ thể như : Chuyển tiền điện tử nội tỉnh, ngoại tỉnh, thanh toán trong IPCAS, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán song phương, thanh toán bù trừ điện tử trên địa bàn, thanh toán bù trừ trên địa bàn. Hiện nay việc tích hợp các hệ thống thanh toán chưa được tự động và đồng bộ cũng gây những khó khăn nhất định cho việc quản lý và vận hành.

- Màng lưới chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quá lớn có tới 1700 đơn vị (trực tiếp và gián tiếp) tham gia chuyển tiền điện tử. Mặt khác lượng chứng từ giao dịch thanh toán qua hệ thống ngày một tăng đến nay đã gấp 10 lần so với công suất thiết kế ban đầu của hệ thống. Hiện tại hệ thống đã được

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 56 nâng cấp nhiều lần song cũng chưa đáp ứng kịp được sự tăng trưởng của lượng chứng từ giao dịch thanh toán. Việc xử lý hệ thống còn chậm, lệnh tồn đọng cuối ngày tại trung tâm có ngày lên tới hàng ngàn lệnh.

- Một số chương trình thanh toán mới phạm vi mở rộng còn hạn chế như chương trình thanh toán LNH song phương, chương trình chuyển tiền đa tệ, chương trình thanh toán tập trung một tài khoản vì vậy hệ thống thanh toán trong toàn quốc chưa đồng nhất còn gặp những khó khăn nhất định do nhiều kênh thanh toán, sử dụng nhiều chương trình phần mềm khác nhau, mức độ tích hợp còn hạn chế.

- Các Ngân hàng triển khai hệ thống thanh toán gặp khó khăn về đường truyền,

còn nhiều đơn vị sử dụng qua hệ thống điện thoại (Dial-up). Sự cố đường truyền nghẽn mạng, lỗi mạng… từ đó xảy ra tình trạng kiểm soát giám sát hệ thống khó khăn đôi khi ảnh hưởng đến độ chính xác, an toàn trong thanh toán.

2.2.2.2. Điều kiện trang thiết bị và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng No&PTNT Việt Nam hàng No&PTNT Việt Nam

Nhận thức được hiện đại hoá ngân hàng trong đó hiện đại hoá thanh toán là vấn đề quan trọng nhằm đưa NHNo&PTNT Việt Nam từng bước hoà nhập với các ngân hàng trong khu vực và thế giới, đồng thời đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong điều kiện có nhiều ngân hàng thương mại trong và ngoài nước cùng tham gia hoạt động. NHNo&PTNT Việt Nam đã rất chú trọng đến hiện đại hoá các mặt nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật đi đôi với đào tạo đội ngũ cán bộ để nắm bắt các quy trình nghiệp vụ và kỹ thuật công nghệ mới. NHNo&PTNT Việt Nam đã vay vốn tài trợ của các tổ chức nước ngoài, sử dụng vốn của mình hàng năm đầu tư cho công nghệ thông tin với số vốn không nhỏ. NHNo&PTNT đã trang bị hệ thống máy chủ ở Trung tâm chính và dự phòng, các máy xử lý ở Trung ương và Ngân hàng đến cuối 2006 đã trang bị gần 600 máy chủ và 8000 máy trạm chủ yếu là máy dell cấu hình lớn, thiết lập hệ thống mạng WAN(mạng diện rộng),mạng LAN (mạng nội bộ) với nhiều thiết bị hiện đại, tính bảo mật cao. Đi đôi với trang bị phần cứng, việc áp dụng và phát triển

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 57 phần mềm cũng có những bước tiến rõ rệt với nhiều giải pháp tương đối đồng bộ, đồng thời tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ.

Tuy nhiên, với mạng lưới rộng lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, nên mặc dù số lượng vốn đầu tư lớn, máy móc đã trang bị nhiều nhưng điều kiện về chất lượng và số lượng vẫn chưa đáp ứng. Cán bộ nghiệp vụ tuy có được thường xuyên đào tạo nhưng trình độ cán bộ trung và sơ cấp còn nhiều nên có những hạn chế đòi hỏi cần đầu tư nhiều hơn nữa cả về trang thiết bị, truyền thông, phần mềm cơ sở, phần mềm ứng dụng cũng như đào tạo con người.

2.2.3. Các hệ thống thanh toán của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam

2.2.3.1. Thanh toán trong nước

Công tác thanh toán là khâu rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng vì vậy trong những năm qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam rất chú trọng luôn tìm mọi biện pháp cải tiến công tác thanh toán nhằm đẩy nhanh hiện đại hóa ngân hàng để mở rộng thanh toán kết quả thanh toán hiện tại qua hệ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thể hiện qua những con số thống kê sau:

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 58

Bảng 2.1: Báo cáo thanh toán phân theo đối tượng

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

TT Chỉ tiêu Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền

1 TK Tiền gửi TT của cá nhân 6.634.948 722.181.252 8.933.606 1.128.835.628 9.907.048 1.140.369.879 2 TK Tiền gửi TT của các tổ chức kt 2.546.354 595.256.767 1.310.636 910.149.061 4.434.890 854.208.685 3 TK Tiền gửi TT của các TC CU DVTT

khác

160.125 184.731.047 1.202.992 186.033.280 2.941.430 520.546.992

4 Đối tượng khác 25.346 166.179.446 989.593 75.206.982 616.883 317.842.020

Tổng cộng 9.366.773 1.668.348.512 12.436.827 2.300.224.951 17.900.251 2.832.967.576

Nguồn : Báo cáo thanh toán toàn hệ thống NHNo& PTNT VN

- Qua bảng số liệu trên ta thấy nếu xét về tài khoản thanh toán theo loại đối tượng thì tốc độ mở rộng cả 3 loại, cả về quy mô, cả về tốc độ, nhưng riêng tài khoản TGTT của cá nhân thì quá ít so với đất nước trên 80 triệu dân. Đây là nguồn tiềm năng ngân hàng có thể khai thác được nhiều hơn nữa nguồn vốn có thể khai thác được trong dân cư là ẩn số khá tiềm tàng. Vì vậy ngân hàng phải có biện pháp để tuyên truyền vận động đông đảo tầng lớp dân cư mở và sử dụng tài khoản cá nhân để mở rộng thanh toán qua ngân hàng.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 59

Đơn vị : Triệu VNĐ

TT Chỉ tiêu Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền

I Rút tiền mặt bằng PT TT 5.169.097 423.725.007 6.719.826 346.742.561 9.407.756 277.821.732

1 Séc rút tiền mặt 743.255 217.716.235 966.231 195.931.157 1.352.724 120.303.620 2 Thẻ dùng rút tiền mặt 3.767.304 4.028.942 4.897.495 5.237.625 6.856.493 5.514.822 3 Phương tiện dùng rút tiền mặt khác 658.538 201.979.830 856.099 145.573.779 1.198.539 152.003.290 II Giao dịch TT bằng phương tiện TT 4.197.676 1.244.622.505 5.717.001 1.953.482.390 8.492.495 2.555.145.844

1 Séc xử lý nội bộ 35.750 13.779.551 46.474 18.207.884 175.247 39.491.038 2 Séc xử lý qua TT bù trừ 1.272 124.631 317 160.720 192 131.040

Séc xử lý qua TT bù trừ LNH 1.167 83.400 180 107.120

Séc xử lý qua TT bù trừ giao nhận TT 105 41.231 137 53.600 192 131.040 3 Séc xử lý qua TK tiền gửi NHNN 386 165.254 502 218.657 731 306.120 5 Thẻ xử lý nội bộ trong HT NHNO 369.252 303.012 489.749 393.916 685.649 551.482 9 Lệnh chi xử lý nội bộ trong HT NHNO 2.643.831 849.077.669 3.753.043 1.199.266.899 5.555.612 1.652.184.349 Lệnh chi xử lý nội bộ 655.831 108.326.846 982.580 156.424.899 1.655.612 251.811.724 Lệnh chi XL bằng tuyến tiền ĐT 1.988.000 740.750.824 2.770.463 1.042.742.000 3.900.000 1.400.372.625 10 Lệnh chi xử lý qua TT bù trừ 984.033 352.292.694 1.131.074 607.998.923 1.409.477 657.193.625

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 60 Lệnh chi xử lý qua TTBT giao nhận

TT

868.361 326.676.088 976.769 573.839.268 1.171.673 604.673.741

Lệnh chi xử lý qua TTBT giao nhận TT

115.672 25.616.606 154.305 34.159.655 237.804 52.519.884

11 Lệnh chi xử lý qua TK tại NHNN 1.688 651.767 2.478 912.297 4.230 1.596.708 12 Lệnh chi xử lý qua TCTD khác 2.198 3.757 212.157 62.084.464 507.020 133.357.399 Trong đó TT song phương 2.198 3.757 212.157 62.084.464 507.020 133.357.399 13 Nhờ thu xử lý nội bộ trong HT NHNO 25.899 1.214.229 33.669 1.578.497 47.136 2.209.896 14 Nhờ thu xử lý qua TT bù trừ LNH 119.643 23.391.821 38.536 55.109.367 53.950 49.153.114 Nhờ thu xử lý qua TT bù trừ LNH 117.474 23.307.669 35.716 54.999.970 50.002 48.999.958 Nhờ thu xử lý qua bù trừ giao nhận TT 2.169 84.152 2.820 109.397 3.948 153.156 15 Nhờ thu xử lý qua TK tại NHNN271 122 21.626 159 67.114 271 93.960 16 Nhờ thu xửlý qua TCTD khác 13.602 3.596.494 8.843 7.483.652 52.980 18.877.113 Trong đó TT song phương 13.602 3.596.494 8.843 7.483.652 52.980 18.877.113

Tổng cộng 9.366.773 1.668.347.512 12.436.827 2.300.224.951 17.900.251 2.832.967.576

Nguồn : Báo cáo thanh toán toàn hệ thống - NH No và PTNT VN

Bảng 2.3. Báo cáo Cơ cấu thanh toán

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 61 Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm Thanh toán bằng tiền mặt

Thanh toán

không dùng tiền mặt Tổng cộng

Tỷ trọng %theo số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền TM KDTM

2009 5.169.097 423.725.007 4.197.676 1.244.622.505 9.366.773 1.668.347.512 25% 75%

2010 6.719.826 346.742.561 5.717.001 1.953.482.390 12.436.827 2.300.224.951 15% 85% 2011 9.407.756 277.821.732 8.492.495 2.555.145.844 17.900.251 2.832.967.576 10% 90%

Nguồn : Báo cáo thanh toán toàn hệ thống NHNo&PTNT VN

Năm 2009, doanh số TTKDTM đạt tỉ trọng 75% so với tổng thanh toán; Đến năm 2010, TTKDTM đạt tỉ trọng 85% so với tổng thanh toán; Năm 2011, TTKDTM đạt tỉ trọng 90% so với tổng thanh toán.

Biểu 2.3.Cơ cấu thanh toán

Đơn vị tính: Tỷ đồng 423.725 1.244.623 346.743 1.953.482 277.822 2.555.146 Thanh to¸ n b»ng ti Òn mÆt Thanh to¸ n KDTM

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 62 Qua đó ta thấy TTKDTM ngày càng được mở rộng và thanh toán bằng tiền mặt bị co hẹp lại. Một mặt do ngân hàng hoàn thiện việc mở rộng mạng lưới thanh toán, bảo đảm thanh toán nhanh chóng khách hàng không lo ngại mất hoặc gặp phải tiền giả cùng với việc đưa ra thị trường các loại thẻ ATM, thẻ TD, thẻ thanh toán. Điều đó chứng tỏ người dân ngày càng tin tưởng vào các công cụ của công tác TTKDTM

Thanh toán trong cùng hệ thống:

 Thanh toán nội tỉnh: Các Ngân hàng NHNo trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố thực hiện thanh toán với nhau. Theo phương thức thanh toán này thì Trung

tâm xử lý chuyển tiền điện tử sẽ do các Ngân hàng NHNo tỉnh, thành phố quản lý

(Trung tâm xử lý tỉnh). Trung tâm xử lý tỉnh sẽ quản lý các tài khoản thanh toán (TK điều chuyển vốn) của các Ngân hàng trực thuộc mở tại Hội sở ngân hàng tỉnh, thành phố.

 Thanh toán điện tử ngoại tỉnh: Phục vụ các giao dịch thanh toán giữa các

Ngân hàng trong hệ thống NHNo&PTNT-VN với nhau. Theo phương thức thanh toán này các Ngân hàng được phép tham gia mạng thanh toán ngoại tỉnh sẽ được mở TK

Biểu 2.4. Mô hình hệ thống chuyển tiền nội bộ

Trụ sở chính Trung tâm thanh toán

Ngân hàng tỉnh A Ngân hàng tỉnh B A2 B1 B2 A1

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 63 điều vốn trực tiếp tại Trụ sở chính (Trung tâm thanh toán) và Trung tâm xử lý chính sẽ được đặt tại Trụ sở chớnh (Trung tâm thanh toán) để xử lý các lệnh thanh toán cho các Ngân hàng. Đây là mô hình thanh toán 2 cấp và là điều kiện quan trọng để thực hiện quản lý khả năng thanh khoản của các Ngân hàng tại Trụ sở chính.

 Chuyển tiền điện tử nội bộ luôn chiếm tỉ trọng lớn trên 50% Hệ thống chuyển tiền điện tử thể hiện tính ưu việt của công nghệ hiện đại, dễ dàng giao diện với các hệ thống thanh toán khác như thanh toán song phương, hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng- IPCAS. Lưu lượng chuyển tiền thanh toán qua hệ thống chuyển tiền điện tử ngày càng tăng cả về số lượng và doanh số, ước tốc độ tăng trưởng thanh toán chuyển tiền hàng năm tăng từ 30-40%, tổng số lệnh thanh toán năm 2006 qua hệ thống ngoại tỉnh 3.900.000 lệnh bằng 142% so với năm 2005, với doanh số chuyển tiền là : 1.400.372 tỷ đồng Bình quân mỗi ngày có khoảng 12.000 lệnh chuyển tiền qua hệ thống ngoại tỉnh, đặc biệt trong những ngày cao điểm lên tới 28.000 lệnh.Các chuyển tiền thanh toán ngay trong ngày, đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo lợi thế trong cạnh tranh.

 Thanh toán trong cùng hệ thống ngân hàng ngoài chuyển tiền điện tử nội

ngoại tỉnh còn qua kênh Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS)dựa trên công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng được các thay đổi và nhu cầu phát triển. Thông tin trực tuyến, thời gian chuyển tiền rất ngắn (gần như tức thời giữa NH A và NH B).chuyển tiền theo kênh này có độ tin cậy cao, an toàn, giảm chi phí quản l? nâng cao hiệu suất và tăng khả năng sinh lời.Giảm thời gian trôi nổi, tăng tốc độ vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phát triển đa dạng các dịch vụ sản phẩm. Cải tiến và tăng cường hoạt động kiểm soát. Tích hợp với các dịch vụ Ngân hang quốc tế và các sản phẩm tương lai.

Hình thành hệ thống ứng dụng nghiệp vụ ngân hàng mới, tích hợp toàn bộ các

ứng dụng nghiệp vụ ngân hàng trong một hệ thống đồng nhất, được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại (hệ điều hành UNIX, cơ sở dữ liệu Oracle, công cụ lập trình Power Builder, midleware, Tuxedo...) và theo hướng tuân thủ các chuẩn và thông lệ

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 64 quốc tế. So với hệ thống cũ gồm nhiều ứng dụng đơn lẻ, được xây dựng trên nền tảng công nghệ thấp (CSDL Foxpro, mạng LAN...).

Hiện nay thanh toán điện tử đã triển khai chuyển tiền điện tử đa tệ cho 100% các đơn vị thành viên chuyển tiền ngoại tỉnh được phép giao dịch ngoại tệ. Thanh toán đa tệ chủ yếu là chuyển tiền kiều hối,tiền hàng hoá dịch vụ của công ty nước ngoài được phép thu ngoại tệ ( tuân thủ theo quy chế quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước hiện nay là thông tư 01)

Thanh toán khác hệ thống NHNo&PTNTVN:

Bảng 2.4. Báo cáo thanh toán theo phương thức thanh toán

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)