Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 47 - 49)

1.4 .Các chỉ tiêu đánh giá hệthống thanh toán của ngân hàng

1.5. Kinh nghiệm của một số nước về tổ chức hệthống thanh toán của Ngân

1.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

- Các ngân hàng ở những nước trên có lịch sử hình thành hoạt động khá lâu, có kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường và môi trường quốc tế, có hệ thống tin học phát triển qua nhiều năm và điều kiện thông tin liên lạc khá hoàn chỉnh, hệ thống pháp luật chặt chẽ, trình độ dân trí và thu nhập cao. Quá trình hoàn thiện từng bước về kỹ thuật-nghiệp vụ thanh toán cũng là quá trình hướng dẫn thị trường để dần dần thoả mãn được nhu cầu của khách hàng.

- Để phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ sản phẩm các ngân hàng này đã nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu bằng cách mở Ngân hàng ở nước ngoài và tăng nhanh số lượng ngân hàng đại lý ở mọi quốc gia. Đây cũng là điều kiện đặc biệt thuận lợi trong kinh doanh khi thực hiện hệ thống thanh toán và quản lý vốn tập trung thống nhất, góp phần thực hiện khả năng tạo ra tiền gửi ở mức cao cũng như chuyển đổi linh hoạt các loại ngoại tệ và các công cụ nợ khác.

- Các ngân hàng sử dụng công cụ thanh toán đa dạng.

- Mô hình chung của hệ thống thanh toán các nước gồm hệ thống thanh toán trong nội bộ từng ngân hàng thương mại, hệ thống thanh toán bù trừ giá trị cao, hệ thống thanh toán bù trừ giá trị thấp, hệ thống bù trừ ATM. Các hệ thống này có liên kết với nhau. Các khoản thanh toán được quyết toán qua tài khoản mở tại NHTW.

- Hệ thống thông tin của mỗi ngân hàng thương mại là hệ thống thông tin đa năng. Hệ thống giao dịch với cá nhân rất đa dạng phong phú. Hệ thống giao dịch với thị trường quốc tế được các ngân hàng đặc biệt chú trọng và khai thác nó có hiệu quả phục vụ đắc lực cho kinh doanh.

- Xu thế của việc cải tiến hệ thống thanh toán trên thế giới là tốc độ thanh toán và sự tiện lợi trong giao dịch. Một số nước như Mỹ, Nhật, Đức gia tăng áp dụng thanh toán tức thời để giảm rủi ro.

- Đầu tư cho hạ tầng cơ sở vật chất của ngân hàng với số vốn lớn và chi phí vận hành, bảo trì, quản lý hệ thống rất cao nhưng đây là vấn đề sống còn để ngân hàng vươn lên trong cạnh tranh.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 45

Kết luận chương I

Trong chương 1 luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác thanh toán qua ngân hàng, cụ thể các nội dung như khái niệm, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá công tác thanh toán... Công tác thanh toán qua ngân hàng nói chung và TTKDTM nói riêng với các phương thức khác nhau chịu tác động của nhiều nhân tố: luật pháp, cơ chế chính sách, môi trường kinh tế, trình độ dân trí, khoa học và công nghệ, tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán… Đối với nước ta, trước yêu cầu hội nhập kinh tế hiện nay, cần tận dụng lợi thế của một nước đi sau, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm hay của các nước đã thực hiện thành công việc tổ chức hình thức dịch vụ thanh toán KDTM trong nền kinh tế góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 46

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1. Khái quát về hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

2.1.1. Khái quát về hệ thống thanh toán của Ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)