Tính thanh khoản

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 40)

1.4 .Các chỉ tiêu đánh giá hệthống thanh toán của ngân hàng

1.4.4. Tính thanh khoản

Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó.

Trong các loại hàng hoá thì tiền tệ là loại hàng hoá có tính thanh khoản cao nhất. Người mua có thể thực hiện tất cả các giao dịch mua bán, trao đổi nhanh chóng thông qua tiền mặt hoặc thực hiện thanh toán qua chuyển khoản tại tài khoản ngân hàng, các thẻ tín dụng và thanh toán của ngân hàng cũng như các tổ chúc tín dụng. Tuy nhiên, những sự cố phát sinh trong hệ thống thanh toán, công cụ thanh toán, những vấn đề nội bộ phát sinh làm giảm khả năng chi trả những khoản tiền thanh toán qua hệ thống của ngân hàng sẽ làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng trong hệ thống thanh toán.

Tài sản ngắn hạn

Chỉ số thanh khoản =

Nợ ngắn hạn phải trả

Tính thanh khoản càng cao cho thấy hệ thống thanh toán của ngân hàng hoạt động hiệu quả và uy tín, tạo được niềm tin nơi khách hàng. Điều này sẽ giúp ngân hàng mở rộng quy mô thanh toán và phát triển các kênh thanh toán phong phú hơn cho khách hàng, ngày càng chiếm thị phần cao hơn trong thị trường.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 38

1.4.5. Tính minh bạch

Tính minh bạch được thể hiện ở mức độ công bố thông tin của ngân hàng đối với các khách hàng của mình cũng như xã hội. Mức độ minh bạch càng cao càng chiếm được lòng tin của khách hàng. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay,việc thực hiện minh bạch thông tin đang không được quan tâm và đẩy mạnh hoạt động công bố thông tin trong ngân hàng và nhất là hệ thống thanh toán.

Đánh giá tính minh bạch của hệ thống thanh toán của ngân hàng dựa trên mức độ công bố thông tin, các chương trìn chính sách đối với các giao dịch thanh toán của ngân hàng có được rộng rãi, có sự kiểm soát sự công bố thông tin, kiểm chứng thông tin của các công ty kiểm toán, các cơ quan chức năng hay không? Công bố thông tin trên những phương diện nào? Thông qua phương tiện gì? Tuy là một chỉ số mang tính định tính, nhưng tính minh bạch có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng.

Tính chất không minh bạch trong các hoạt động của ngân hàng được giới chuyên môn đánh giá là một thủ phạm chính của tình trạng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sự thiếu minh bạch trong công bố thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh của ngân hàng, các cổ đông nhỏ lẻ cũng như việc mời gọi nhà đầu tư chiến lược, vì chắc chắn chẳng nhà đầu tư nào sẽ mua cổ phần khi không biết chính xác điều gì đang diễn ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Dẫn đến việc huy động vốn, nâng cao giá trị của ngân hàng trên thị trường Việt Nam sẽ gặp khó khăn lớn.

Hiện Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng đề án công khai minh bạch thông tin đối với hệ thống ngân hàng để trình Chính phủ. Vụ Thanh tra Tổ chức tín dụng trong nước là đơn vị được giao thực hiện đề án này. Dự thảo đã được trình Thống đốc để báo cáo

lên Thủ tướng. Dự kiến đề án sẽ được phê duyệt vào cuối năm 2013 hoặc đầu năm

2014.

1.4.6. Mức độ áp dụng CNTT, tự động hóa

Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 39 khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Ngân hàng thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính, hầu hết các mảng hoạt động của khu vực ngân hàng đề gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững và có hiệu quả của từng ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.

Thực tế đã chứng minh nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý các bài toán nghiệp vụ ngân hàng, mở rộng các dịch vụ điện tử đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của NHNN, nâng cao chất lượng tiện ích ngân hàng; quản trị điều hành và quản trị rủi ro của các TCTD, qua đó mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc kể từ khi đổi mới đến nay.

Ứng dụng công nghệ hiện đại là phương tiện giúp các ngân hàng có thể đánh bại các đối thủ cạnh tranh, tạo ra những cơ hội giảm thiểu giấy tờ hành chính, thay đổi sự phân bố nguồn nhân lực theo hướng giảm thiểu bộ phận nghiệp vụ và tăng cường nhân lực cho các bộ phận dịch vụ chăm sóc khách hàng, làm thay đổi cách thức kinh doanh và tăng chất lượng dịch vụ. Nếu như trước đây, khi nói đến việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng, người ta ngầm hiểu rằng để thực hiện nó phải đi đến các chi nhánh, phòng giao dịch, tiếp xúc với các giao dịch viên hay nhân viên tín dụng…thì nay khái niệm này đã thay đổi rất nhiều nhờ những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ. Sự ra đời của dịch vụ ngân hàng điện tử đã mở ra những kênh giao tiếp điện tử hiện đại giữa khách hàng và ngân hàng thương mại như ATM, POS, Home Banking, Phone Banking, Mobile banking, Internet Banking… Đây là sự phát triển tất yếu bởi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của khách ngày càng cao và khắt khe hơn.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 40

1.5. Kinh nghiệm của một số nước về tổ chức hệ thống thanh toán của Ngân hàng thương mại hàng thương mại

1.5.1. Hệ thống thanh toán của một số nước trên thế giới

1.5.1.1. Hệ thống thanh toán của Anh

a. Hình thức thanh toán qua Ngân hàng ở Anh

- Thanh toán nội địa bằng séc : Đây là phương tiện thanh toán phổ biến. - Thanh toán chuyển tiền nội địa (Thanh toán GIRO): Hình thức này cho phép một người có hay không có tài khoản ở Ngân hàng có thể trả tiền vào tài khoản của một người khác. Hình thức này đặc biệt có ích trong việc thanh toán tiền ga, điện, điện thoại hay các dịch vụ khác có mẫu chuyển tiền in sẵn. Người thuê lao động có thể sử dụng hệ thống này để thanh toán lương. Ngân hàng thực hiện chuyển tiền theo uỷ nhiệm chi hay lệnh trả tiền.

- Thanh toán nội địa bằng uỷ nhiệm thu: Ủy nhiệm thu được sử dụng để thanh toán các giá trị cố định hay khác nhau và thời gian thanh toán định kỳ khác nhau, người thụ hưởng giao dịch qua máy tính bằng cách ghi nợ vào tài khoản của người phải thanh toán và chuyển qua hệ thống BACS (Hệ thống thanh toán bù trừ tự động). Hình thức này chỉ có các tổ chức được ngân hàng cho phép mới được thực hiện cách thanh toán này và nó được thực hiện nghiêm ngặt theo các điều hướng dẫn do khách hàng uỷ nhiệm, đồng thời mỗi tổ chức tham gia phải bảo đảm với ngân hàng trong trường hợp có nhầm lẫn thì ngân hàng sẽ truy đòi nếu đã ghi nợ vào tài khoản của khách hàng không theo đúng hướng dẫn. Hình thức này đặc biệt hữu ích với các công ty bảo hiểm, hội tiết kiệm nhà ở, công ty thuê mua và bất kỳ tổ chức nào nhận được số lượng thanh toán lớn, tiết kiệm chi phí cho người thụ hưởng trong quả trình quản lý.

- Thanh toán nội địa bằng thẻ tín dụng: Thẻ này do các ngân hàng, hội tiết kiêm nhà ở hay các tổ chức khác phát hành giúp cho việc mua hàng hoá dịch vụ trả tiền sau. Việc thanh toán được thực hiện tại những nơi có máy đặc biệt để lập hoá đơn và ghi các giao dịch có ký hiệu mà chúng chấp nhận.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 41 - Thanh toán nội địa bằng thẻ ghi nợ, POS: Hệ thống này đặt ở các điểm bán lẻ để người mua hàng đưa thẻ vào kiểm tra và thanh toán.

- Thanh toán nội địa bằng hối phiếu ngân hàng: Hối phiếu ngân hàng là công cụ thanh toán tương tự như séc, được một ngân hàng ký phát theo yêu cầu của khách hàng để thực hiện một khoản thanh toán được đảm bảo, sử dụng trong trường hợp người thụ hưởng yêu cầu đảm bảo chắc chắn sẽ được thanh toán khi xuất trình.

- Thanh toán nội địa bằng chuyển tiền qua điện thoại, máy tính, Internet. Hình thức này cho phép thanh toán nhanh. Chuyển tiền bằng điện thoại thường chuyển qua hội sở chính của ngân hàng có liên quan, còn chuyển tiền qua máy tính sẽ thực hiện thông qua hệ thống thanh toán bù trừ tự động CHAPS.

b. Các hệ thống thanh toán ở Anh

- Bù trừ liên Ngân hàng: Người trả tiền và người thụ hưởng có tài khoản ở các

Ngân hàng khác nhau thuộc cùng một hệ thống ngân hàng.

- Bù trừ liên ngân hàng: Người trả tiền và người thụ hưởng có tài khoản ở các ngân hàng khác nhau.

Hệ thống bù trừ liên ngân hàng nằm dưới sự kiểm soát của 3 công ty mà mỗi công ty giải quyết một khía cạnh khác nhau của việc thanh toán bù trừ.

+ Thanh toán bù trừ các loại giấy tờ: gồm thanh toán bù trừ séc và giấy báo chuyển khoản (do công ty thanh toán bù trừ séc và chuyển khoản thực hiện).

+ Thanh toán bù trừ giá trị cao trong ngày: Gồm hệ thống thanh toán bù trừ tự động (CHAPS) và bù trừ nội thành (do công ty thanh toán bù trừ tự động và bù trừ nội thành thực hiện)

- Bù trừ tự động CHAPS được sử dụng vào năm 1984. Với hệ thống này tiền thanh toán không thể đòi lại đượcc khi được hệ thống chấp nhận do vậy yêu cầu thanh toán được đảm bảo và có thể được người thụ hưởng rút ngay khi cần. Chuyển tiền giới hạn ở mức 5.000 bảng trở lên.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 42

- Hệ thống bù trừ nội thành là dịch vụ bù trừ nhanh được các Ngân hàng ngân

hàng thực hiên tại thành phố London trong phạm vi gần tính từ trung tâm thanh toán bù trừ tại phố Lombard. Hệ thống này được thực hiện với các séc ký phát có giá trị từ 100.000 bảng trở lên.

- Thanh toán bù trừ điện tử (do công ty BACS) thực hiện.

Hoạt động của 3 công ty này đặt dưới sự kiểm soát của hiệp hội thanh toán bù trừ (APACS). Ngoài ra còn công ty thứ tư thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử tại điểm bán (Công ty EftPos Ltd).

+ Nghiệp vụ thanh toán thường nhật (quyết toán): là phương thức cân đối trong trao đổi séc và chuyển khoản giữa các ngân hàng. Nó được thực hiện vào cuối ngày làm việc để quyết toán bù trừ. Mỗi Ngân hàng thanh toán chuẩn bị 1 bảng kê các khoản phải thu và phải trả thực hiện qua hãng bù trừ. Bảng kê được cộng lại và số dư cuối cùng được tính ra là giá trị ròng các khoản phải thu (phải trả) cho giao dịch. Phần chênh lệch này được quyết toán bằng cách trích ra hoặc ghi có vào tài khoản của các ngân hàng tại NHTW Anh.

1.5.1.2. Hệ thống thanh toán của Australia

Việc thanh toán ở Australia được tiến hành trên cơ sở thoả thuận song biên hoặc đa biên. Thể hiện ở một số hệ thống thanh toán khác biệt sau:

- Séc và các chỉ định thanh toán bằng chứng từ: Thanh toán bằng séc thực hiện dưới sự điều khiển của Trung tâm thanh toán bù trừ Australia (ACH). Tám địa điểm cụ thể đã được thành lập cho việc trao đổi chứng từ. Tính về số lượng và giá trị của các giao dịch, thanh toán bằng séc chiếm ưu thế. Về số món, thanh toán bằng séc chiếm gần 50% số khoản TTKDTM thông qua các tổ chức làm dịch vụ thanh toán và giá trị chiếm khoảng 75 đến 80%.

Cũng là thanh toán séc nhưng ở Australia thanh toán séc chiếm tỉ trọng cao vì thủ tục thanh toán đơn giản, thuận lợi. Mặt khác,áp dụng công nghệ cao nên séc được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, còn ở Việt Nam séc sử dụng ít và chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số các phương tiện thanh toán vì thủ tục còn phức tạp, thể lệ quy định thanh toán séc cho khách hàng trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống nhưng trên cùng địa

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 43 bàn có tham gia thanh toán bù trừ. Đồng thời phương tiện kĩ thuật ở Việt Nam còn hạn chế, ảnh hưởng đến thanh toán séc.

- Hệ thống tham gia trực tiếp: Hầu hết các hệ thống tham gia trực tiếp giải quyết những khoản thanh toán giá trị thấp có tính chất định kỳ. Hệ thống này cho phép các công ty chuyển lương trực tiếp vào tài khoản cho người làm thuê, hoặc nếu được uỷ quyền, các tổ chức tài chính đại diện cho các công ty bảo hiểm trừ các khoản phí bảo hiểm tại tài khoản của các khách hàng của họ.

- Các hệ thống thanh toán điện tử cho người tiêu dùng

- Các loại thẻ tín dụng : Các tổ chức thanh toán ở Australia phát hành 3 loại thẻ (Visa, Master và Bankcard). Các quy định về áp dụng Visa và Mastercard do các thể chế quốc tế có liên quan thảo ra, còn Bankcard do hiệp hội Bankcard gồm 9 thành viên quyết định.

- Chuyển tiền điện tử tại điểm bán (POS): Ba ngân hàng có mạng lưới POS, các mạng lưới này được nối với nhau. Một số ngân hàng, liên đoàn tín dụng hiệp hội xây dựng khác, hoặc riêng rẽ, hoặc thông qua các tổ chức công nghiệp được nối với mạng lưới POS thông qua một trong các ngân hàng.

- Hệ thống thanh toán giá trị cao: Hệ thống chuyển giao và trao đổi giữa các ngân hàng (BITS) là hệ thống thanh toán (dựa trên kỹ thuật điện tử) giá trị cao, thực hiện các khoản thanh toán không được phép rút lại với số tiền mỗi món 10.000 A$ trở lên. Về cấu trúc nó tương tự với hệ thống CHAPS ở England. BITS chiếm chưa đến 1% khối lượng các hoạt động giao dịch thanh toán nhưng chiếm đến 15% về giá trị. Việc quyết toán nghĩa vụ liên ngân hàng giữa các ngân hàng thanh toán bù trừ trực tiếp, BITS và hệ thống thanh toán điện tử tiêu dùng được giải quyết thông qua áp dụng các thủ tục quyết toán của trung tâm thanh toán bù trừ Australia.

- Các hệ thống thanh toán khác: Bên cạnh các hệ thống thanh toán trên còn có Austraclear và hệ thống RITS của Ngân hàng dự trữ. Các hệ thống này có chức năng thanh toán.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 44

1.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

- Các ngân hàng ở những nước trên có lịch sử hình thành hoạt động khá lâu, có kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường và môi trường quốc tế, có hệ thống tin học phát triển qua nhiều năm và điều kiện thông tin liên lạc khá hoàn chỉnh, hệ thống pháp luật chặt chẽ, trình độ dân trí và thu nhập cao. Quá trình hoàn thiện từng bước về kỹ thuật-nghiệp vụ thanh toán cũng là quá trình hướng dẫn thị trường để dần dần thoả mãn được nhu cầu của khách hàng.

- Để phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ sản phẩm các ngân hàng này đã nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu bằng cách mở Ngân hàng ở nước ngoài và tăng nhanh số lượng ngân hàng đại lý ở mọi quốc gia. Đây cũng là điều kiện đặc biệt thuận lợi trong kinh doanh khi thực hiện hệ thống thanh toán và quản lý vốn tập trung thống nhất, góp phần thực hiện khả năng tạo ra tiền gửi ở mức cao cũng như chuyển đổi linh hoạt các loại ngoại tệ và các công cụ nợ khác.

- Các ngân hàng sử dụng công cụ thanh toán đa dạng.

- Mô hình chung của hệ thống thanh toán các nước gồm hệ thống thanh toán trong nội bộ từng ngân hàng thương mại, hệ thống thanh toán bù trừ giá trị cao, hệ thống thanh toán bù trừ giá trị thấp, hệ thống bù trừ ATM. Các hệ thống này có liên kết với nhau. Các khoản thanh toán được quyết toán qua tài khoản mở tại NHTW.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)