Giải pháp về mô hình tổ chức thanh toán

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 103 - 108)

1.4 .Các chỉ tiêu đánh giá hệthống thanh toán của ngân hàng

3.2. Giải pháp hoàn thiện và phát triển hệthống thanh toán của Ngân hàng

3.2.1. Giải pháp về mô hình tổ chức thanh toán

a. Thực hiện mô hình thanh toán hai cấp :

Mô hình thanh toán hai cấp là mô hình chỉ có hai cấp tham gia vào việc xử lý hoàn tất một lệnh chuyển tiền, bao gồm:

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 101

 Cấp kinh doanh (Các Ngân hàng thực hiện, hoàn tất lệnh thanh toán của khách hàng).

Mô hình thanh toán hai cấp là mô hình thanh toán hiện đại, được hầu hết các ngân hàng tiên tiến trên thế giới áp dụng.

Hiện nay hệ thống thanh toán chuyển tiền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện theo hai hệ thống: Chuyển tiền điện tử nội tỉnh và chuyển tiền điện tử ngoại tỉnh. Đối với hệ thống chuyển tiền điện tử ngoại tỉnh đã thực hiện mô hình chuyển tiền hai cấp nhưng đối với hệ thống chuyển tiền điện tử nội tỉnh nếu muốn chuyển tiền ra ngoại tỉnh thì công việc phải xử ly qua nhiều cấp trung gian (qua Trung tâm xử lý tỉnh và Trung tâm xử ly tại Trụ sở chính), dẫn đến việc hoàn tất xử ly một lệnh chuyển tiền mất nhiều thời gian.

Vì vậy nếu toàn bộ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện mô hình thanh toán theo hai cấp thì hệ thống thanh toán chuyển tiền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sẽ được thay đổi về chất, đáp ứng yêu cầu chuyển tiền của khách hàng một cách nhanh và thuận lợi nhất.

Việc áp dụng mô hình thanh toán hai cấp sẽ có những ưu thế sau:

 Trụ sở chính quản lý, điều hành trực tiếp hoạt động thanh toán của các Ngân hàng vì toàn bộ lệnh thanh toán đều phải thực hiện xử lý tập trung tại Trụ sở chính.

 Trụ sở chính thực hiện quản l? được luồng tiền vào, ra của tất cả

các Ngân hàng cũng như của toàn hệ thống.

 Trụ sở chính quản lý được hạn mức thanh khoản của tất cả các

Ngân hàng cũng như của toàn hệ thống.

 Trụ sở chính có thể điều tiết được hoạt động của các Ngân hàng (huy động vốn và cho vay) thông qua việc quản lý tài khoản điều chuyển vốn của từng Ngân hàng mở tại Trụ sở chính với chính sách lãi suất điều vốn hợp lý

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 102 (Bao gồm lãi suất điều vốn trong kế hoạch và lãi suất điều vốn ngoài kế hoạch dựa trên số dư tài khoản điều chuyển vốn của từng Ngân hàng tại Trụ sở chính).

 Thuận lợi cho việc phát triển các kênh thanh toán mới (Thanh toán liên ngân hàng song phương, thanh toán điện tử liên ngân hàng, kết nối thanh toán với các tổ chức khác, phát triển hệ thống thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại: Phone banking, Home banking, thanh toán hoá đơn (Bill payment) …

Việc áp dụng mô hình thanh toán hai cấp đã và đang tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. Trong mô hình kinh doanh truyền thống, sự quản lý về mặt hoạt động kinh doanh không được tập trung cao, chủ yếu là xử lý phân tán. Hội sở chính ngân hàng giao nhiều quyền năng cho chi nhánh, mức độ can thiệp sâu của hội sở vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh là không nhiều. Hệ thống không triển khai kinh doanh theo phương thức ma trận về mặt đối tượng khách hàng và sản phẩm nghiệp vụ. Do vậy, mô hình tổ chức hoạt động ở cả hội sở và chi nhánh đều rất đơn giản. Đặc trưng của mô hình này là cơ chế thành lập các phòng, ban đơn thuần ở hội sở và tại các chi nhánh là phòng tín dụng (kinh doanh) và các bộ phận có chức năng hỗ trợ, tổng hợp.

Trong mô hình kinh doanh hiện đại, hội sở sẽ đóng vai trò chủ động, chủ đạo trong các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Thay vì chờ đợi gặt hái lợi nhuận đơn thuần dựa vào hoạt động của các chi nhánh, hội sở sẽ đặt trọng tâm vào việc phân loại đối tượng khách hàng nghiệp vụ truyền thống (kinh doanh, tiêu dùng). Từ đó hướng tới một tiềm năng lợi nhuận vô hạn và giải phóng cho mọi ý tưởng kinh doanh trong việc sáng tạo, triển khai, điều chỉnh sản phẩm, nghiệp vụ, kế hoạch kinh doanh hướng vào đối tượng khách hàng nhằm gặt hái lợi nhuận tới mức có thể. Dựa trên thực tế đổi mới đó, mô hình tổ chức hoạt động của một ngân hàng theo chuẩn mực hiện đại được sắp xếp, phân định thành các bộ phận kinh doanh và hỗ trợ, kiểm soát. Bộ phận kinh doanh là bộ phận trực tiếp tạo ra lợi nhuận và do đó, có kế hoạch, chỉ tiêu lợi nhuận trực tiếp; bộ phận hỗ trợ, kiểm soát không trực tiếp tạo ra lợi nhuận mà đơn thuần sinh

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 103 ra chỉ để phục vụ, hỗ trợ cho bộ phận kinh doanh. Việc phân loại này quyết định mọi chính sách về nghiệp vụ, quản trị nhân sự, chế độ đãi ngộ trong ngân hàng.

Với mỗi nhóm nghiệp vụ kinh doanh chủ đạo sẽ thành lập nên một khối nghiệp vụ kinh doanh và giao toàn quyền kinh doanh cho khối nghiệp vụ được thành lập. Khối đó là một tổng thể trải dài trên toàn hệ thống, từ hội sở đến các chi nhánh và đơn vị kinh doanh. Việc phân loại này nhằm mục đích quản lý tập trung về việc nghiên cứu, phát triển các tiềm năng khách hàng, sản phẩm, quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

Thực hiện mô hình thanh toán hai cấp là mục tiêu trong thời gian tới của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Mục tiêu này sẽ hoàn thành khi hoàn thành triển khai giai đoạn II dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 (PSBM2) hoàn thành tháng 06 năm 2013 sẽ góp phần cải thiện đáng kể tốc độ cũng như uy tín của các giao dịch thanh toán liên ngân hàng tại Việt Nam, từ 2 tuần năm 2005 giảm xuống còn 1 ngày, với tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân (646%) các giao dịch tín dụng toàn quốc (2005 – tháng 6/2011). Các ngân hàng tham gia dự án chỉ mất vài phút để xử lý các giao dịch chuyển tiền của khách hàng so với thời gian nhiều ngày trong năm 2004 và 2005. Việc quản lý khách hàng và quỹ tín dụng đã góp phần tăng cường năng lực quản lý rủi ro của các đối tượng trong dự án. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tới khách hàng (159.00 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến và 412.360 khách hàng đối thoại trực tiếp với ngân hàng về dịch vụ). Nguồn: worldbank.org.

b. Thực hiện mô hình thanh toán tập trung qua tài khoản của Trụ sở chính mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Sở giao dịch NHNN) :

Đối với các Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là thành viên của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước chủ trì thì Trụ sở chính (Trung tâm thanh toán) mở tài khoản tiền gửi tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Trung ương để thanh toán và quyết toán vốn thanh toán cho toàn bộ các đơn vị thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 104 hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác.

Đối với các Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa là thành viên của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thì không mở tài khoản thanh toán tại các Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố của từng Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện dựa trên cơ sở hạn mức do Trụ sở chính thông báo và cuối ngày chênh lệch phải thu, phải trả của từng Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố tất toán và chuyển về tài khoản của Trung tâm thanh toán tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Trung ương.

Mô hình thanh toán tập trung sẽ được thực hiện trong thời gian tới khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tất cả các Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp I được thực hiện thanh toán tập trung qua tài khoản của Trung tâm thanh toán mở tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Trung ương.

Mô hình thanh toán tập trung sẽ được xử lý triệt để khi Ngân hàng Nhà nước hoàn thành triển khai giai đoạn hai Dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán, khi đó tất cả các Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ là thành viên của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và Trụ sở chính sẽ thực hiện thanh, quyết toán vốn cho toàn bộ các Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua tài khoản mở tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Trung ương.

Thực hiện mô hình thanh toán tập trung sẽ có những thuận lợi sau :

 Vốn thanh toán toàn ngành được quản ly tập trung tại Trụ sở chính, qua đó hạn chế đến mức tối đa việc phải vay thanh toán bù trừ của từng Ngân hàng do thiếu vốn thanh toán tạm thời và tạo điều kiện kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng của Trụ sở chính (Bộ phận quản ly kinh doanh vốn và ngoại tệ – Treasury) trong việc sử dụng lượng vốn tạm thời nhàn rỗi trên tài khoản thanh toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 105

 Tăng cường khả năng kiểm soát, điều hành vĩ mô, quản lý, cân đối vốn tập trung toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn trong thanh toán. Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc một cách chính xác, kịp thời, có hiệu quả về công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn trong thanh toán của toàn hệ thống.

 Tiết kiệm chi phí cho ngân hàng: Phí thanh toán chuyển tiền điều chuyển vốn, lãi trả tiền vay thanh toán bù trừ, chi phí đi bù trừ thủ công, phí bưu chính, viễn thông …

 Có thể giao một đơn vị làm nhiệm vụ đầu mối thực hiện điều chuyển tiền mặt trong nội bộ hệ thống, nạp tiền cho hệ thống ATM. Thực hiện được điều này sẽ có các thuận lợi :

 Giúp đáp ứng yêu cầu chi trả tiền mặt, tiết kiệm lao động kiểm đếm, phân loại và điều chuyển tiền với Ngân hàng NHà nước cho từng Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 Tạo sự chuyên môn hoá trong hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo chất lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí chung.

 Đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh chóng.

Quản lý thanh toán tập trung qua một đầu mối sẽ tạo cơ hội để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam rút ngắn về khoảng cách và trình độ công nghệ trong quá trình hoà nhập khu vực và Quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)