Cơng nghệ trong đo đạc lập hồ sơ địa chính

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 40 - 43)

Từ những năm 1998 trở về trước bản đồ địa chính của các địa phương được xây dựng theo cơng nghệ cũ, đo vẽ và biên tập bản đồ bằng phương pháp thủ công. Từ năm 1998 trở lại đây, bản đồ địa chính ít nhiều đã được xây dựng theo cơng nghệ mới trên máy đo ghi số liệu tự động và biên tập trên phần mềm chuyên dụng. Chất lượng của hồ sơ địa chính phụ thuộc nhiều vào trình độ kỹ thuật cơng nghệ, trước hết là trình độ kỹ thuật trong lập bản đồ địa chính. Bản đồ giải thửa được đo vẽ từ những năm 1980 theo Chỉ thị 299/TTg chủ yếu bằng phương pháp thủ cơng, thường thì yếu tố trình bày bản đồ khơng đầy đủ, khơng có toạ độ khung, điểm khống chế, khơng đúng hướng, khơng có sơ đồ ghép mảnh, nhiều chỗ không rõ ràng. Nhiều tờ không ghi tỷ lệ nên phải suy đoán; số hiệu tờ bản đồ đánh theo thôn, cánh đồng nên phải đánh lại số hiệu tờ theo số thứ tự cho toàn xã. Các tờ bản đồ được đo vẽ cục bộ không thể ghép biên được với nhau để tạo thành bản đồ phủ kín tồn xã. Bản đồ địa chính đo ở các thời điểm khác nhau, ở tỷ lệ khác nhau độ chính xác cũng khác nhau.

Thực tế hiện nay, việc lập, cập nhật hồ sơ địa chính đã được các địa phương quan tâm thực hiện hơn đối với phần lớn các trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận, song chủ yếu vẫn thực hiện bằng hình thức thủ cơng (lập bổ sung

sổ địa chính dạng giấy theo quy định mới hoặc ghi bổ sung vào sổ sách địa chính hiện có) và tình trạng lập, cập nhật khơng đầy đủ vào hồ sơ địa chính ở

các cấp đối với các thửa đất được cấp Giấy chứng nhận vẫn rất phổ biến.

Việc lập hồ sơ địa chính dạng số đã được triển khai ở hầu hết các tỉnh, song kết quả đạt được của nhiều còn hạn chế chủ yếu là làm điểm mà chưa triển khai diện rộng. Việc áp dụng phần mềm ở các địa phương hiện nay chưa

thống nhất, mỗi tỉnh sử dụng một phần mềm khác nhau, thậm chí cịn có sự khác nhau giữa các huyện trong một tỉnh; nhiều phần mềm đang sử dụng rất hạn chế trong việc chỉnh lý biến động (không lưu giữ được lịch sử sau khi đã

chỉnh lý biến động). Kết quả lập hồ sơ địa chính số ở hầu hết các địa phương

mới chỉ được khai thác sử dụng trong phạm vi của Văn phòng đăng ký nơi xây dựng cơ sở dữ liệu mà chưa được kết nối cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường các cấp để khai thác sử dụng.

1.3.3.4. Con người

Con người là nhân tố quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng và hồn thiện hồ sơ địa chính. Con người được đề cập ở đây là sự quan tâm của cấp chính quyền huyện và xã; vai trị của lực lượng chuyên môn ngành quản lý đất đai; thái độ, hiểu biết và sự chấp hành chính sách pháp luật về đất đai của người sử dụng đất đối với việc quản lý hồ sơ địa chính, khai báo và chỉnh lý biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác chỉnh lý hồn thiện hồ sơ địa chính. Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đã được thành lập nhưng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà Luật Đất đai đã phân cấp, đây là nguyên nhân cơ bản nhất của tình trạng lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính khơng đầy đủ hiện nay. Cơng tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính của Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất đối với Ủy ban nhân dân cấp xã ở hầu hết chưa được coi trọng thực hiện.

Cán bộ địa chính hầu hết các xã chỉ có một người phụ trách, lại phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác về quản lý tài ngun, mơi trường, thậm chí kiêm nhiệm cả các cơng việc về thống kê, thủy lợi, giao thơng…; có nhiều cán bộ địa chính xã chưa qua đào tạo chính quy về quản lý đất đai, hạn chế kinh nghiệm chun mơn do chưa được duy trì ổn định.

Khi có biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất, các chủ sử dụng lại không đến khai báo hoặc tỷ lệ khai báo rất thấp, nên quá trình chỉnh lý biến động chưa được đầy đủ và thường xuyên.

Ngồi ra cịn một số nhân tố ảnh hưởng khác như: Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cơng tác chun mơn cịn thiếu thốn; kinh phí cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai trong nhiều năm qua chưa được huyện quan tâm, đầu tư đầy đủ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc lập, chuyển đổi, chỉnh lý hồ sơ địa chính sau khi đo vẽ xong bản đồ địa chính cũng chưa được quan tâm.

Chương 2

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w