Kết quả lập hồ sơ địa chính

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 58 - 60)

a. Kết quả lập bản đồ địa chính:

Thực hiện Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ, hầu hết các xã trong địa bàn quận Hà Đông đã đo đạc, lập bản đồ giải thửa. Đến nay, cấp quận và các phường cịn lưu giữ. Tuy nhiên, khơng lập sổ mục kê, tình hình sử dụng đất hiện trạng so với thời điểm đo đạc rất lớn, bản đồ này chỉ dùng tham khảo.

Từ năm 1990, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã đầu tư cho thành phố Hà Nội cũng như quận Hà Đơng đo đạc bản đồ địa chính chính quy, hệ thống toạ độ,

độ cao nhà nước và lập sổ mục kê để quản lý ở quận và các phường nên hầu hết các phường trên địa bàn quận Hà Đông đều đã được khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy, chỉ còn một số phường như Vạn Phúc, Phứ Lương, Phú Lãm, Đồng Mai chưa được khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy. Hiện nay vẫn sử dụng bản đồ giấy hoặc bản đồ số hóa trên cơ sở các bản đồ giấy đó.

Biểu 2.2: Kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính tại quận Hà Đơng

(Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường quận Hà Đông)

STT Tên xã, Phường Số tờ bản đồ Tỷ lệ bản đồ Năm đo vẽ Loại bản đồ lưu giữ

1 Nguyễn Trãi 19 1/500 1998 Số; Giấy

2 Mộ Lao 65 1/500 1997 Số; Giấy

3 Văn Quán 65 1/500 1997 Số; Giấy

4 Vạn Phúc 5 1/1000 1985 Giấy

5 Yết Kiêu 9 1/500 1998 Số; Giấy

6 Quang Trung 34 1/500 1998 Số; Giấy

7 La Khê 64 1/500 1998 Số; Giấy

8 Phú La 43 1/500 2010 Số; Giấy

9 Phúc La 34 1/500 1998 Số; Giấy

10 Hà Cầu 49 1/500 1998 Số; Giấy

11 Yên Nghĩa 10 1/1000 2003 Số; Giấy

12 Kiến Hưng 56 1/500 1997 Số; Giấy

13 Phú Lãm 6 1/1000 1985 Giấy, Số hóa

14 Phú Lương 15 1/1000 1985 Giấy; Số hóa

15 Dương Nội 9 1/1000 2004 Số; Giấy

16 Đồng Mai 21 1/1000 1985 Giấy, Số hóa

17 Biên Giang 8 1/1000 1997 Số; Giấy

Đánh giá về tình hình lập bản đồ địa chính trên địa bàn quận Hà Đơng cho thấy: Toàn bộ 17 phường trên địa bàn quận đều đã có bản đồ địa chính;

các mảnh bản đồ được thành lập khi ghép biên được trùng khớp; số hiệu thửa đất trên các mảnh bản đồ được đánh theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ trái sang phải và từ trên xuống dưới nên việc tìm kiếm một thửa đất cụ thể được dễ dàng. Tuy nhiên hầu hết các phường trên địa bàn quận hệ thống bản đồ địa chính được đo đạc đã cũ lại không được chỉnh lý biến động, đặc biệt đối với các phường Vạn Phúc, Phứ Lương, Phú Lãm, Đồng Mai chưa được đo đạc lại bản đồđịa chính chính quy mà vẫn cịn sử dụng bản đồ giải thửa nên tình hình biến động so với thời điểm hiện tại lại rất lớn vì thế gây khó khăn trong việc sử dụng bản đồ để phục vụ cấp giấy chứng nhận, giải quyết tranh chấp về đất đai.

b. Kết quả lập sổ mục kê đất đai:

Sổ mục kê đất đai là sổ lập trong q trình đo đạc bản đồ địa chính và các tài liệu đo đạc đã được chỉnh lý sau khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban đầuvà xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai. Sổ được thành lập theo trình tự từng tờ bản đồ địa chính, từng thửa đất có số thứ tự từ nhỏ đến lớn, mỗi thửa ghi một dịng trong nội dung chính của sổ nhằn liệt kê tồn bộ các thửa đất trong phạm vi địa giới hành chính mỗi xã, phường, thị trấn về các nội dung: Tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất để đáp ứng yêu cầu tổng hợp thống kê diện tích đất đai, lập và tra cứu, sử dụng các tài liệu hồ sơ địa chính một cách đầy đủ thuận tiện, chính xác (khơng bị trùng sót).

Biểu 2.3: Kết quả lập sổ mục kê đất đai tại quận Hà Đông

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 58 - 60)