Trong tuyển lính, quản lý quân đội

Một phần của tài liệu Tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời lê trịnh (1599 1786) (Trang 35)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.1.1. Trong tuyển lính, quản lý quân đội

Tuyển lính, quản lý quân đội là một khâu quan trọng trong bộ máy nhà nước dưới thời Lê - Trịnh. Bởi lẽ, chính quyền thống trị thời Lê - Trịnh đã không có cơ sở vững chắc trong nhân dân lại thường xuyên phải đương đầu với những thế lực khác uy hiếp từ nhiều phía nên Nhà nước Lê - Trịnh sớm có ý thức xây dựng cho mình một lực lượng quân đội thường trực vững mạnh để bảo vệ quyền lực. Chính vì vậy, để xây dựng quân đội hùng mạnh có năng lực trong chiến đấu, bảo vệ triều đình lúc binh biến, hiểm nguy, chống trả giặc quân xâm lược, triều đình đã mở trường dạy võ đào tạo quan võ và tổ chức thi võ. Tuy nhiên, nhiều quan lại lợi dụng chức vụ của mình để kiếm lợi cho bản thân, hà sức nhũng tệ, ăn đút vàng bạc, tiêu lạm công quỹ; điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Trong ghi chép của các nguồn sử liệu cũ, hiện tượng quan lại tham nhũng trong tuyển lính và quản lý quân đội diễn ra khá ít, chỉ có hai hiện tượng. Cụ thể, năm 1664, “Hữu đô đốc Lai quận công Trịnh Bách và Đô đốc đồng tri Toản quận công Trịnh Sâm cùng làm đề lĩnh, không biết cấm giữ thủ hạ, thả sức nhũng tệ, ăn đút vàng bạc” [24, tr.1409]. Đến năm 1774, “Đô đốc Thiêm sự Nguyễn Đình Trạch, Thái tể Nguyễn Phan và Thừa chính sứ Vũ Huy Đĩnh tiêu lạm tiền công quỹ” [28, tr.362].

Hai hiện tượng trên cho thấy sự tha hoá đạo đức, phẩm hạnh của một số quan lại trong bộ máy nhà nước, đã lợi dụng quyền hạn chức vụ của mình để thả sức nhũng tệ, ăn đút vàng bạc, tiêu lạm công quỹ. Sự thoái hoá về đạo đức, sự tư lợi cá nhân của một số bộ phận quan lại đã gây nên một cái tệ trong lĩnh vực này, dẫn đến sự thiếu công bạch trong công tác tuyển lính, quản lý quân đội.

Một phần của tài liệu Tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời lê trịnh (1599 1786) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)