7. Cấu trúc của đề tài
3.3. Bài học kinh nghiệm
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, hiện tượng tham nhũng đã xuất hiện len lỏi vào mỗi giai đoạn của thời kì lịch sử phong kiến. Cho đến hiện nay, tham nhũng vẫn đang trở thành vấn đề phổ biến. Nó trở thành một quốc nạn của xã hội và trở thành vấn đề quan trọng trong chính sách phát triển của chính quyền, của những người lãnh đạo đất nước. Đứng trước thực trạng tham nhũng, các triều đại phong
84
kiến, nhất là chính quyền Lê - Trịnh đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm trừng trị các hành vi tham nhũng và vừa khắc phục hiện tượng tham nhũng trong đội ngũ quan lại Nhà nước. Từ đó, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cần thiết cho ngày nay nhằm mục đích đẩy lùi, khắc phục, bài trừ tệ tham nhũng. Đây được coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển xã hội, làm dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Thứ nhất, để chống tham nhũng hiệu quả trước hết phải cải thiện lại bộ máy nhà nước một cách hoàn chỉnh. Dưới thời Lê - Trịnh, bộ máy nhà nước cồng kềnh là nguyên nhân dẫn đến nhiều quan lại tham nhũng, hối lộ. Như trường hợp vào năm Cảnh Trị thứ 2 (1664) Hữu đô đốc Lai quận công Trịnh Bách và Đô đốc đồng tri Toản quận công Trịnh Sâm cùng làm đề lĩnh ăn đút vàng bạc, triều đình giáng chức hai viên quan Hữu đô đốc Lai quận công Trịnh Bách và Đô đốc đồng tri Toản quận công Trịnh Sâm [24, tr.1409]. Hay năm Chính Hoà thứ 15 (1694), Tả thị lang bộ Lại là Nguyễn Danh Nho lựa chọn bổ dụng các quan chức, có người nói việc tuyển bổ ấy nhũng lạm bừa bãi, phần nhiều không hợp thể lệ. [23, tr.371]. Do vậy mà, việc xây dựng đội ngũ cán bộ hợp lí, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, với các cơ quan phân cấp ngành rõ ràng và hoàn chỉnh với cơ chế quản lí chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, đảm bảo về mặt pháp lý. Hiện nay, Đảng và lãnh đạo chỉ đạo thực hiện và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ có đầy đủ yếu tố “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", góp phần hạn chế tệ nạn tham nhũng trong xã hội. Có như vậy, việc xây dựng hệ thống pháp luật cũng hoàn thiện hơn, bao gồm các khâu kiện tụng, thực hiện việc xét xử nghiêm minh, răn đe, kịp thời và ban hành những mức hình phạt thích đáng đối với các hiện tượng tham nhũng trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Bên cạnh đó, chính quyền cần làm rõ trách nhiệm, chức trách lãnh đạo của người đứng đầu khi trong đơn vị xảy ra hiện tượng tham nhũng, đồng thời nếu có hiện tượng tham nhũng cần phải tập trung làm dứt điểm để tránh tình trạng tham nhũng xảy ra nhanh hơn.
Thứ hai, cần tăng cường vai trò giám sát trong công tác phòng chống tham nhũng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính quyền Lê - Trịnh đã đặt ra nhiều chức quan giám sát, góp phần hạn chế được tình hình tham nhũng diễn ra. Tuy nhiên,
85
việc giám sát vẫn không nghiêm minh nên còn nhiều quan lại lợi dụng quyền hạn để tham nhũng, hối lộ. Như trong lĩnh vực giáo dục được coi là nơi đào tạo người tài cho nhà nước, vì sự giám sát không cẩn thận và trừng trị nghiêm minh nên đã diễn ra hiện tượng tiêu cực vào năm Cảnh Hưng năm thứ 29 (1768), Bọn Dương Sử và Nguyễn Duy Thức giữ chức chấm thi trong thi viện, đều vì cớ lấy đỗ hoặc đánh hỏng không tinh tường. Cũng trong Cảnh Hưng năm thứ 32 (1771), Ngô [Thì] Sĩ, tham chính Nghệ An. Gặp lúc ấy, học trò trường Nghệ An khiếu tố về việc hai ti (Thừa chính và Hiến sát) khảo hạch không công bằng. Cho đến hiện nay, nhà nước đã chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức. Mặt khác, khuyến khích cá nhân hoặc tổ chức nào phát hiện hiện tượng tham nhũng của một cá nhân hay tổ chức nào đó, chính quyền cần có những biện pháp nhằm bảo vệ an toàn và kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ quan lại và nhân dân dũng cảm tố cáo, phát hiện những hành vi tham nhũng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong cả nước, đi kèm là các chính sách truyền thông đúng đắn, phát huy vai trò và trách nhiệm của bộ phận tuyên truyền trong phòng chống tham nhũng của quan lại trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặt khác, duy trì thường xuyên công tác phòng chống những hành vi tham nhũng, có biện pháp chặt chẽ, không để sơ hở trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ đối với tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị.
Thứ ba, phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng theo quy định và pháp luật của Nhà nước, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Trong tình hình hiện nay, phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.
Thứ tư, tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức - cán bộ thuộc các cấp để phòng chống tham nhũng cũng là nội dung đáng lưu ý. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ trong các đơn vị thuộc hệ thống chính trị cơ sở, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ
86
nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật. Tăng cường dân chủ ở cơ sở. Kịp thời điều chuyển, thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhiều dư luận, biểu hiện tham nhũng, hối lộ, mưu phản, không làm tròn chức trách, bổn phận giao phó.
87
KẾT LUẬN
Nói đến thời Lê - Trịnh, tức là nói tới một thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, rơi vào tình trạng suy yếu, là thời kỳ các cuộc chiến tranh diễn ra liên miên, phong trào nông dân nổ ra liên tục. Thể chế vua Lê - chúa Trịnh với sự yếu thế của vua Lê và sự áp chế, lộng hành của chúa Trịnh chi phối mọi hoạt động, cách cư xử, động thái của các quan lại. Mặt khác, tương ứng với thể chế đó là hai hệ thống quan lại tồn tại song song tạo nên một cơ cấu chính quyền cồng kềnh, đồ sộ. Chính vì vậy, những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại đã diễn ra mạnh mẽ và trở thành những vấn đề nhức nhối thời bấy giờ.
Dưới bối cảnh lịch sử thời Lê - Trịnh ở các thế kỷ XVII - XVIII, kinh tế - xã hội của Đại Việt gặp nhiều khó khăn. Thời kỳ này, nông nghiệp bị đình đốn nghiêm trọng thì thủ công nghiệp và thương nghiệp lại có phần khởi sắc. Vì vậy, nhiều quan lại trong bộ máy nhà nước có phần nhũng lạm, bị sức mạnh đồng tiền làm cho hư hỏng, mục ruỗng. Bởi lí do, nền kinh tế hàng hoá hưng khởi làm phát triển tính tư hữu cá nhân, hình thành tính tự lợi, đầu tiên là trong buôn bán, dần dần về sau nó len lỏi vào mọi ngõ ngách, gây ra những xáo trộn trong đời sống xã hội. Chính quyền Lê - Trịnh quan tâm và đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao đạo đức quan lại trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Do vậy, thời kỳ này đã xuất hiện nhiều hành vi tham nhũng trong bộ máy quan lại. Nhiều quan lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn để hạch sách và vụ lợi cho bản thân, gây ra nhiều hệ luỵ. Để khắc phục những hiện tượng trong bộ máy quan lại, dưới thời Lê - Trịnh đã ban hành những giải pháp để làm giảm thiểu những hiện tượng tham nhũng đã đặt ra, những biện pháp đặt ra nhằm góp phần khắc phục hạn chế, đem lại hiệu quả nhất định, góp phần ổn định trước tình hình đất nước. Tuy nhiên, số lượng hành vi tham nhũng trong bộ máy quan lại đều phát sinh theo từng năm, điều này gây nhiều cản trở cho sự phát triển của xã hội, làm cho chế độ phong kiến Lê - Trịnh càng lâm vào khủng hoảng và suy vong.
Tuy vậy, tham nhũng và những chính sách phòng chống tham nhũng thời Lê - Trịnh để lại những bài học kinh nghiệm cho xã hội ngày nay trong việc bài trừ những vấn đề tham nhũng mang tính toàn cầu như trong các lĩnh vực của đời sống
88
xã hội như chính trị, kinh tế, giáo dục; Đảng và Nhà nước cần tổ chức ra các kì thi đánh giá năng lực để đào tạo và xây dựng lại đội ngũ cán bộ, thanh lọc đội ngũ cán bộ nhà nước, nhằm phân chia nhiệm vụ rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước, nâng cao hiệu quả hệ thống pháp luật thực hiện nghiêm túc, để đẩy lùi nạn quan tham ô lại tham nhũng, hối lộ,... Đồng thời, đề ra các biện pháp nhằm giám sát, răn đe những trường có dấu hiệu tham nhũng hoặc tham nhũng của mỗi cá nhân trong đội ngũ cán bộ.
Như vậy, chúng ta nhận thấy được rằng “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [20, tr.482], “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”
[20, tr.487]. Nghĩa là cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Do vậy mà, việc xây dựng đội ngũ quan lại và chính sách phòng chống tham nhũng dưới thời Lê - Trịnh, góp phần tạo điều kiện cho Đảng và nhà nước xây dựng bộ máy cán bộ tinh sạch, vững mạnh, đưa đất nước phát triển.
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu sách, báo, tạp chí
1. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
2. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Lê Thị Thanh Hòa (1994), Lựa chọn và sử dụng nhân tài trong lịch sử, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
5. Nguyễn Thừa Hỷ (1983), Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX, Luận án tiến sĩ khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Thừa Hỷ (2008), Về nhân cách của người nho sĩ - quan liêu thời Lê Trịnh, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, VNH3.TB1.377.
7. Phạm Đình Hổ (2003), Vũ trung tùy bút, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Khánh (1985), Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Trương Giang Long (2014), Bàn về giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - Quốc gia.
10. Trần Thị Thu Lành (2017), Tiêu cực trong thời Lê - Trịnh, Khóa luận tốt nghiệp khoa Lịch sử K13, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng, Tư liệu Thư viện trường Đại học Sư phạm.
11. Phan Huy Lê (1965), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Phan Huy Lê (1990), Lịch sử Việt Nam (Từ nguyên thuỷ đến thế kỷ X), Tập I, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp.
13. Nguyễn Công Lý (2003), Giáo dục - khoa cử và quan chế ở Việt Nam thời Phong kiến và thời Pháp, NXB Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.
90
14. Ngô Cao Lãng (1975), Lịch triều tạp kỷ, Tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 15. Ngô Cao Lãng (1975), Lịch triều tạp kỷ, Tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Khải Nguyên (2009), Cán bộ, công chức với vấn đề cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí, NXB Lao động xã hội.
17. Lê Kim Ngân (1974), Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII, Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn.
18. Nguyễn Y Na (1997), Tham nhũng - tệ nạn của mọi tệ nạn, Viện thông tin khoa học xã hội.
19. Nguyễn Thanh Nhã (1971), Bối cảnh kinh tế của nước Việt Nam vào những thế kỷ XVII - XVIII, Paris, Luận án tiến sĩ, Tư liệu thư viện khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Bản đánh máy.
20. Hồ Chí Minh (1984), Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Sự thật - Hà Nội.
21. Trần Công Phàn (2004), Tình hình, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội tham nhũng, Luận án tiến sĩ Luật học.
22. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Quốc sử quán triều Lê (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Quốc sử quán triều Lê (2003), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Quốc sử quán triều Lê (2003), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
27. Quốc sử quán triều Lê (2003), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập III, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
91
28. Quốc sử quán triều Lê (2011), Đại Việt sử ký tục biên, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
29. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật phòng, chống tham nhũng 2005, Hà Nội.
30. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Luật phòng, chống tham nhũng 2018, Hà Nội.
32. Trương Hữu Quýnh (Chủ biên) (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
33. Trương Hữu Quýnh (Chủ biên) (2009), Chế độ ruộng đất và một số vấn đề Lịch sử Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Sang (2009), Chính sách chống tiêu cực trong thi hội dưới thời Lê - Trịnh (1599 - 1787), Nghiên cứu khoa học khoa Lịch Sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Tư liệu thư viện khoa Lịch sử.
35. Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực (2008), Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - Quốc gia
36. Văn Tạo (2009), Tổ chức và thực hiện nhiệm vụ “Giám sát và phản biện xã hội” của nhà nước Việt Nam trong lịch sử,Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3 (393), tr.15. 37. Nguyễn Đăng Tiến (Chủ biên) (1996), Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
38. Vương Hoàng Tuyên (1958), Tình hình công thương nghiệp Việt Nam trong thời Lê mạt, Nxb Văn Sử Địa.
39. Nguyễn Bảo Trang (2005), Chính quyền Lê - Trịnh với các kỳ thi Hương và Hội thế kỷ XVII - XVIII, Khóa luận tốt nghiệp khoa Lịch sử K46, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, Tư liệu thư viện khoa Lịch sử.
40. Trần Quốc Trấn (2004), Những chuyện lạ trong thi cử của Việt Nam thời xưa, Nxb Thanh Hóa.
92
41. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm (2003), Ngô Thì Nhậm toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội).
42. Trần Thị Vinh (2017), Lịch sử Việt Nam (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI), Tập 2, NXB Khoa học Xã Hội.
43. Trần Thị Vinh (2017), Lịch sử Việt Nam (Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII), Tập 4, NXB Khoa học Xã Hội.
44. Viện sử học (1977), Lê triều quan chế, Viện sử học và NXB Văn hoá -Thông tin 45. Viện nghiên cứu Hán Nôm (2006), Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam (Từ thế kỷ XV đến XVIII),tập I, NXB Khoa học Xã Hội.
46. Thành Thế Vỹ (1961), Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX, Nxb Sử học, Hà Nội.
II. Tài liệu website
47. Trần Đình Ba (2018), Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân chống tham nhũng thời Lê sơ, https://lsvn.vn/chuc-nang-nhiem-vu-cua-to-chuc-ca-nhan-chong-