Chiếm đoạt ruộng đất công

Một phần của tài liệu Tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời lê trịnh (1599 1786) (Trang 42 - 43)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.2.2. Chiếm đoạt ruộng đất công

Việc ban hành và củng cố chính sách quân điền ở những năm cuối thế kỉ XV đã làm suy giảm rất nhiều chế độ chiếm hữu ruộng đất công làng xã, từng bước biến làng xã thành người quản lý ruộng đất cho nhà nước. Mặt khác, với chính sách đó, nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho tầng lớp quan lại địa chủ chiếm đoạt những phần ruộng đất công màu mỡ trong làng. Dưới thời Lê - Trịnh, trước tình trạng chấp chiếm của nhiều địa chủ, quan lại, nhà nước phải bỏ chế độ lộc điền và các chính sách phong cấp ruộng đất khác, thu hẹp diện tích đất công nhưng nhà nước vẫn tiếp tục thực hiện phong cấp ruộng đất cho quan lại và những người có công. Nhưng ở thế kỉ XVII, việc quân điền tuy đã có lệ nhưng những kẻ thừa hành phần nhiều làm theo ý riêng; xảy ra tình trạng ẩn giấu ruộng công, không phải chỉ xảy ra ở Thanh Hoá, Nghệ An, ở các trấn khác cũng như vậy. Bọn “quyền cai thủ dịch”, như cách gọi của phủ chúa, ở khắp nơi đều tìm cách lũng đoạn ruộng công trong làng. Hiện tượng bán ruộng công xảy ra ở nhiều nơi, được các bi ký thừa nhận. Chẳng hạn

“bia Vĩnh thế hương hoả bi dựng năm 1677, ở xã Thọ Hạc, huyện Đông Sơn (Thanh Hoá) vợ của Nhuệ vũ hầu người địa phương đã bỏ tiền chuộc cho xã 16 mẫu ruộng công bị bán tước đó. Bia Tự sự bi ký dựng năm 1677, ở xã Gia Quất, huyện Gia Lâm (Hà Nội) một hoa kiều tên là Trần Văn Huệ nhân lấy vợ người ở làng, đã tặng làng 38 dật bạc để chuộc lại 12 mẫu 5 sào ruộng công đã bán trước đó” [33, tr. 343]. Việc mua bán ruộng đất ngày càng trở nên phổ biến, điều này làm cho diện tích ruộng đất làng xã bị thu hoạch, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

42

Ngoài ra, dưới thời Lê - Trịnh còn sử dụng khá nhiều ruộng đất công vào việc ban thưởng cho các quan văn cấp cao để làm ruộng tế hay ruộng thờ tự. Theo nguồn sử liệu địa phương, ở làng Hoài Bão (Liên Bão - Tiên Sơn - Hà Bắc) sau này vẫn còn 14 mẫu ruộng đồng quan của trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo (đỗ vào năm 1684). Loại ruộng thờ tự, ruộng tế hầu như biến thành ruộng tư của người được phong [33, tr. 348]. Trong các nguồn sử liệu địa phương cũng liệt kê và nói lên tình trạng chấp chiếm của bọn địa chủ cường hào đối với những bộ phận ruộng đất công dùng để phụng sự các khu lăng mộ đế vương triều trước. Chẳng hạn, trên bia Cố pháp điện tạo bi dựng năm 1604 ở làng Đình Bảng (huyện Tiên Sơn - Hà Bắc) đã nói đến việc 284 mẫu ruộng thờ của 8 vua nhà Lý ở đây bị bọn cường hào nhân loạn mà chấp chiếm hết. Theo bia Kiến lập thần miếu tế điền dựng năm 1680 ở xã Thanh Điềm, huyện Yên Lãng (Vĩnh Phú) chẳng hạn, một công thần của nhà Lê là Thọ Xuyên hầu có 60 mẫu ruộng ở đây, bị bọn cường hào địa phương chấp chiếm trong những năm chiến tranh [33, tr.353].

Qua đây, chúng ta nhận thấy sự chiếm đoạt ruộng đất công của bọn cường hào, địa chủ diễn ra khắp nơi nhằm mục đích lũng đoạn và bán ruộng công, một bộ phận ruộng đất công dùng để ban thưởng cho quan lại hay phụng sự các khu lăng mộ... gây khó khăn cho nông dân. Lại bộ hữu thi lang Nhan Lĩnh hầu Lưu Đình Chất dâng khải lên chúa Trịnh Tùng rằng: “…nay chính sự thi hành không bằng năm trước, mệnh lệnh ban bố không thể theo ý khoan hồng của người trên, chỉ chăm làm điều hà khắc tàn ngược, vơ vét hết tài sản của dân, những tiếng than sầu khổ cũng đủ cảm động đến trời mà răn bảo bằng điềm quái lạ” [24, tr.1387].

Một phần của tài liệu Tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời lê trịnh (1599 1786) (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)