Biểu dương và hậu thưởng cho những quan lại thanh liêm

Một phần của tài liệu Tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời lê trịnh (1599 1786) (Trang 71 - 76)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.4. Biểu dương và hậu thưởng cho những quan lại thanh liêm

Trong bộ máy nhà nước không phải viên quan nào cũng có tính chất tham nhũng, tham ô, dưới thời Lê - Trịnh cũng vậy. Trong bối cảnh có đầy rẫy vấn đề tiêu cực nơi chốn quan trường, những quan lại lạm quyền chức vụ để nhũng nhiễu và tham nhũng đang diễn ra ngày càng nhiều, vẫn còn tồn tại một điểm sáng, đó chính là những vị quan thanh liêm, ngay thẳng, cương trực, hết lòng thương yêu nhân dân và có tấm lòng vì nước vì triều đình. Các viên quan thanh liêm cống hiến một đời cho nhà nước và triều đình, trước tấm lòng đó thì triều đình cũng đã thể hiện sự trọng vọng ngay cả khi họ đã về hưu hay quan đời. Sự trọng vọng của triều đình đối với các viên quan thanh liêm được các nguồn cổ sử ghi chép lại một cách cụ thể và rõ ràng ở bảng 3.1.4.

Bảng 3.1.4: Biểu dương và hậu thưởng cho những quan lại thanh liêm dưới thời Lê - Trịnh

Stt Thời gian Nội dung Biểu dương/hậu

thưởng

71

thứ 5 (1657) kinh diên sư kiêm Quốc tử giám tế tửu Thiếu phó Dương quận công Nguyễn Nghi cùng với cha là Thục được tiến cử cùng một lúc, làm quan trong sạch, thận trọng, trải các chức quý hiển mà chỉ chuộng thanh liêm, giản dị, chăm lo việc bồi dưỡng nhân tài. Người đương thời ai cũng kính trọng.

kinh diên sư kiêm Quốc tử giám tế tửu Thiếu phó Dương quận công Nguyễn Nghi chết, triều đình tặng thái phó, ban thuỵ hiệu là Cung Ý.

2 Năm Cảnh Trị thứ 4 (1666) Nguyễn Văn Thực và Giám sát Ngự sử Lê Liêu cùng đỗ khoa sĩ vọng, hai người vốn chơi thân với nhau. Lúc ấy, Văn Thực giữ chức tham chính Thanh Hoa. Lê Liêu, vì có tang, cáo quan, ở nhà, làm nhiều việc trái phép. Văn Thực theo đúng pháp luật, tra hỏi xét đoán không chút tư vị.

Tạc khen Văn Thực là người vô tư, thưởng cho 100 quan tiền và cất nhắc bổ dụng

72 3 Năm Cảnh Trị thứ

7 (1669)

Lê Đình Kiên trấn thủ Sơn Nam, làm việc liêm khiết công bằng, dập tắt được mối trộm cướp, làm cho nhân dân yên ổn.

Lê Đình Kiên được cất nhắc giữ chức này. 4 Năm Vĩnh Trị thứ 3 (1678) Vũ Duy Chí là người cẩn thận, kín đáo, có tâm cơ, chầu hầu chúa Trịnh (Tạc) đã lâu ngày, từ khi Tạc còn chưa nối ngôi chúa. Tạc cho rằng Chí có thể làm việc lớn được nên cất nhắc từ chân duyện lại đến chức tể tướng. Đến khi mất, triều đình truy phong Vũ Duy Chí làm thái phó, tước Chí quận công, bởi Chí ở địa vị cao mà trong sạch, có danh tiếng ở đương thời.

5 Năm Chính Hoà thứ 5 (1684)

Vịnh quận công Đàm Cảnh Kiên là người lanh lẹn, dẻo dai mà quả cảm, có sức mạnh đánh được hổ, theo đi đánh Nam - Hà, Kiên nhiều lần lập được chiến công, làm cho địch phải sợ sệt. Chúa Trịnh yêu Kiên là người mộc mạc, thật thà nên ban thưởng

Khi Vịnh quận công Đàm Cảnh Kiên chết được truy tặng thái bảo.

73 rất hậu.

6 Năm Chính Hoà thứ 19 (1698)

Yên quận công Trịnh Liễu là người khiêm tốn, cung kính, rộng rãi, trung hậu, thận trọng, chu tất, kín đáo.

Khi mất, được tặng phong thái tể, truy phong phúc thần.

7 Năm Chính Hoà thứ 26 (1705)

Đình Tướng là người giản dị, khoan hoà, nhân thứ, có mưu cơ, tài lược, hiểu biết việc quân, nên đương làm tả thị lang giữ chức bồi tụng, nhân dân trong traán cũng được yên vui.

Được đổi sang làm đô đốc ra trấn thủ Sơn Nam, tước phong Ứng quận công.

8 Năm Cảnh Hưng thứ 21 (1760)

Thượng thư bộ Lê và kiêm chức Tham tụng đã hưu trí là Lê Hữu Kiều mất, Kiều tính điềm đạm, kiệm ước, làm quan thuần cẩn, không lập sản nghiệp, công danh được trọn vẹn, trải làm Tham tụng.

Triều đình thương tiếc và truy tặng cho ông chức Thái phó.

9 Năm Cảnh Hưng thứ 21 (1760)

Lê Trọng Thứ là người chất phác, bộc

Mùa thu năm trước, Trọng Doanh vẫn có

74

trực, dám nói thẳng thắn, là một chỗ dựa vững chắc của triều đình.

ý quyến luyến mãi, nên lại có lệnh triệu vào chầu giữ chức bồi tụng kiêm tả chính ngôn.

10 Năm Cảnh Hưng thứ 21 (1760)

Nhân đi đến trấn Sơn Nam, tế vọng thần núi sông, sai dẫn các quan trong hai ti Thừa chính và Hiến sát vào yết kiến, xét hặc phủ huyện và hiệu quan trong hạt, xem người hay người dở để định việc truất bãi hoặc cất nhắc...

Trịnh Doanh thấy Hoàng Ngũ Phúc ở trấn Sơn Nam, biết cách yên dân, dẹp giặc, bèn ban cho bốn chữ (phiên tuyên lương hàn) để khen thưởng một cách đặc biệt. 11 Năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771)

Đại Tư đồ Khuê quận công Giáp Nguyễn Khoa mất, được triều đình truy phong làm phúc thần. Giáp Nguyễn Khoa là gia thần hầu hạ trong phủ chúa, thanh liêm, cẩn thận, có tâm trí. Từ khi nhà nước mới dùng binh, ông coi việc Hộ phiên, trải hơn hai mươi năm,

Đến bấy giờ mất, truy phong làm phúc thần

75

khéo điều độ, biết liệu số thu mà chi, không mang tiếng bớt xén hà khắc, mà việc quân việc nước chi dùng thường thừa thãi.

[Nguồn:Đại Việt sử ký tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục tập II, Lịch triều tạp kỷ tập I, tập II]

Thông qua bảng 3.1.4, có thể thấy được rằng trong bộ máy quan lại dưới thời Lê - Trịnh, không phải viên quan nào cũng thoái hoá về phẩm chất đạo đức và có những biểu hiện tham nhũng, mà vẫn còn tồn tại những viên quan thanh liêm, trong sạch trong đội ngũ quan lại như Nguyễn Văn Thực, Lê Đình Kiên, Lê Hữu Kiều, Lê Trọng Thứ, Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Khoa... được coi là những “điểm sáng” khá đặc biệt trong đội ngũ bá quan văn võ ở triều đình. Việc ban thưởng, nêu khen và thể hiện sự trọng vọng của triều đình đối với những cá nhân như vậy. Cũng có thể coi là một biện pháp phòng chống tham nhũng dưới thời Lê - Trịnh. Bởi biện pháp này sẽ nhằm nêu gương và khuyến khích những viên quan có đạo đức thanh cao và sự nghiệp quan trường trong sạch, góp phần xây dựng đội ngũ quan lại hùng mạnh, thanh liêm cho sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời lê trịnh (1599 1786) (Trang 71 - 76)