7. Cấu trúc của đề tài
2.3. Nhận xét chung
Dưới thời Lê - Trịnh, người làm quan đều được giáo dục theo học thuyết chính thống là Nho giáo. Học thuyết này đã góp phần hình thành đạo lý, chuẩn mực,
52
trách nhiệm xã hội của người làm quan tương đối rõ ràng. Trong những tiêu chuẩn đạo đức căn bản để tuyển chọn nhân tài cho đất nước, yêu cầu về đức thanh liêm là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Đó là yếu tố đầu tiên để xét quan lại. Kinh sách của Nho giáo răn dạy nhiều điều về đức liêm của người quân tử. Quan niệm quân chủ cũng cho rằng: Trị dân là phải lo cái ăn, cái mặc, việc giáo hóa cho dân. Làm quan là làm cha mẹ dân. Quan lại phải biết coi trọng sức dân, tài sản của dân, lạm dụng và phí phạm sẽ bị trừng trị một cách thích đáng.
Từ những ghi chép qua các nguồn cổ sử như Khâm định Việt Sử thông giám cương mục, Lịch triều tạp kỷ, đại việt sử ký toàn thư... đã khái quát các hiện tượng tham nhũng của một số bộ phận quan lại trong bộ máy nhà nước. Qua những hiện tượng trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét đối với các hiện tượng tham nhũng dưới thời Lê - Trịnh:
Thứ nhất, vấn nạn tham nhũng diễn ra phức tạp và đa dạng dưới nhiều hình thức trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục của đời sống xã hội. Tham nhũng của chính quyền Lê - Trịnh được nảy sinh từ thiết chế nhà nước phong kiến quan liêu tập quyền chuyên chế cùng với truyền thống kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước và càng trở nên phức tạp, nghiêm trọng trong bối cảnh chế độ chính trị thời Lê - Trịnh có rất nhiều bất ổn với sự tồn tại song song của 2 chính quyền. Với bộ máy hành chính cồng kềnh do thực hiện chế độ mua quan, bán tước, điều đó đồng nghĩa với việc người dân phải nai lưng làm việc để nuôi đội ngũ quan lại. Quan lại càng đông thì nạn nhũng nhiễu, tệ bớt xén, hối lộ càng đè nặng lên cuộc sống của người dân, làm cho sự phân hóa xã hội diễn ra gay gắt. Đội ngũ quan quân chúa Trịnh đã áp dụng chính sách cai trị theo kiểu quân quản khắc nghiệt. Từ chủ tướng cho đến binh sỹ đều nhanh chóng bộc lộ bản chất xấu xa của giai cấp phong kiến thống trị vào buổi suy tàn chẳng khác quan quân chúa Nguyễn trước đó. Hơn 200 năm cai trị của chính quyền Lê - Trịnh, cả Đàng Ngoài vẫn không vượt qua được tình trạng khủng hoảng. Đời sống của các tầng lớp nhân dân cơ cực. Kinh tế - xã hội sa sút. Mâu thuẫn giai cấp càng thêm gay gắt.
Thứ hai, các hiện tượng tham nhũng trong bộ máy dưới thời Lê - Trịnh rất phong phú về hình thức. Chẳng hạn như trong chính trị, một vài bộ phận quan lại đã
53
ăn đút vàng bạc, thả sức nhũng tệ... trong việc tuyển bổ quan lại và nhũng nhiễu, bòn rút của dân trong việc quản lí địa phương. Ở lĩnh vực kinh tế, quan lại có sự nhũng lạm trong thu thuế, chiếm đoạt và ẩn lậu ruộng đất công. Còn lĩnh vực giáo dục, nhiều quan lại nhận nhiều tiền bạc, gửi gắm học trò; ẩn giấu tiền thông kinh do học trò tục nạp; ức hiếp sĩ tử lấy tiền bạc; gà văn cho sĩ tử;...
Thứ ba, các hiện tượng tham nhũng xuất hiện nhiều ở các thời vua Cảnh Hưng (1740 - 1786), Chính Hoà (1680 - 1705), Dương Đức (1671 - 1674). Trong đó, thời vua Cảnh Hưng có 14 hiện tượng (chính trị: 6 hiện tượng, kinh tế: 1 hiện tượng, giáo dục: 7 hiện tượng); thời vua Chính Hoà có 4 hiện tượng (chính trị: 3 hiện tượng, giáo dục: 1 hiện tượng); thời Dương Đức có 4 hiện tượng (giáo dục:4 hiện tượng). Đến thời vua Đức Long thì thống kê được 3 hiện tượng (chính trị: 3 hiện tượng). Các vua còn lại chỉ có 1 hoặc 2 hiện tượng tham nhũng trong bộ máy nhà nước.
Thứ tư, trên cơ sở thống kê các vụ án tham nhũng trên từng lĩnh vực cụ thể có thể thấy sự đa dạng về đối tượng, quy mô, mức độ, hình thức của các vụ án. Về đối tượng có sự hiện diện từ những quan chức cấp cao trong triều đình đến tầng lớp quan lại ở địa phương khi nắm giữ trong tay chức vụ và quyền hạn nhất định đều là những đối tượng của tham nhũng. Về mức độ: có những vụ án có mức độ tham tang ít khoảng vài chục lạng bạc đến những vụ án tham ô của nhà nước đến hàng chục nghìn lạng bạc. Về quy mô: có vụ án chỉ có 1 đối tượng thực hiện hành vi nhưng có những vụ có cả 1 nhóm đối tượng có sự móc nối, phối hợp với nhau có kế hoạch bài bản. Về hình thức: Có vụ án là tham nhũng trực tiếp nhưng cũng có vụ án là tham nhũng gián tiếp: cho thuộc lại, người thân đòi tiền hối lộ.
Tóm lại, thời Lê - Trịnh với những biến động về lịch sử, chính trị nó đã dẫn đến ngày càng nhiều hiện tượng tiêu cực. Trong đó, có hiện tượng tham nhũng và hiện tượng tham nhũng này, nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục của đời sống xã hội. Từ đó, đòi hỏi chính quyền Lê - Trịnh phải ban hành nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn và xử lí, răn đe kịp thời để có thể khắc phục và chấn chỉnh lại hiện tượng tham nhũng trong đội ngũ quan lại.
54
CHƯƠNG III: CHÍNH QUYỀN LÊ - TRỊNH VỚI VIỆC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG (1599 -1786)