Trừng trị các hành vi tham nhũng

Một phần của tài liệu Tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời lê trịnh (1599 1786) (Trang 55 - 64)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.1. Trừng trị các hành vi tham nhũng

Với những hiện tượng tham nhũng trong bộ máy nhà nước, chính quyền Lê - Trịnh xử phạt nghiêm minh nhằm trừng trị và răn đe quan lại. Luật thời Lê - Trịnh cũng dựa vào luật thời Hồng Đức để xử phạt quan lại. Trong Quốc triều hình luật

có những quy định về chống tham nhũng triệt để, chống sự lạm quyền và ức hiếp dân chúng của đội ngũ quan lại đương thời, như chương Vi chế (quy định về hình phạt cho các hành vi sai trái của quan lại, các tội về chức vụ); chương Quân chính (quy định về sự trừng phạt các hành vi sai trái của tướng, sĩ, các tội quân sự); chương Hộ hôn (quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân - gia đình và các tội phạm trong các lĩnh vực này”; chương Điền sản (quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hỏa và các tội phạm trong lĩnh vực này); chương Trá ngụy (quy định các tội giả mạo, lừa dối); chương Bộ vong (quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và các tội thuộc lĩnh vực này; chương Đoán ngục (quy định về việc xử án, giam giữ can phạm và các tội phạm trong lĩnh vực này); chương Tạp luật (quy định về các tội không thuộc các nhóm tội danh trên đây). Các quy định về phòng chống tham nhũng của bộ Quốc triều hình luật trừng trị nghiêm những quan lại sách nhiễu, nhận hối lộ: Tự tiện đặt thêm quan chức ở điều 97 quy định: “Quan lại đặt ra có số nhất định, nếu bổ dụng hay đặt ra quá hạn định, hay không nên đặt ra mà đặt ra (nghĩa là không tâu xin) thì thừa một viên phải phạt 60 trượng, biếm hai tư và bãi chức; thừa hai viên trở lên thì xử tội đồ, người sau biết mà cứ để yên thì xử tội nhẹ hơn người trước một bậc. Người xin vào chức đặt thừa ấy phải phạt 50 roi, biếm một tư. Còn vì việc quân cần kíp, phải quyền nghi đặt ngay ra thì không kể” [45, tr.72]. Đối với quan lại ăn hối lộ trong điều 138 quy định:“Quan ty làm ăn trái luật mà ăn hối lộ từ một quan đến 9 quan thì xử tội biếm hay bãi chức; từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì xử tội chém. Những bậc công thần quý thần cùng những người có tài được dự vào hàng bát nghị mà ăn hối lộ từ một quan đến 9 quan thì xử phạt tiền 50 quan; từ 10 quan đến 19 quan thì phạt tiền từ 60 quan đến

55

100 quan; từ 20 quan trở lên thì xử tội đồ, những tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đôi nộp vào kho” [45, tr.79]. Tiếp theo, quan trông coi phụ dịch lại giấu sổ đinh, sách nhiễu tiền của trong điều 184 quy định: “Những người trông coi việc đào sông, làm cảng và đắp quan ải mà giấu bớt dân phu, sách nhiễu tiền của thì bị biếm hoặc đồ phải bồi thường tiền gấp hai, trả lại cho dân” [45, tr.90]; ở điều 185 quan lại làm công vụ lại sách nhiễu dân được quy định: “Những người công sai đến các lộ, các huyện mà bắt ép dân phu khuân vác đưa đón và lấy lương thực, vật liệu quá nhiều thì bị tội xuy, đánh 50 roi, biếm một tư, phải bồi thường gấp đôi tang vật trả cho dân”

[45, tr.90]. Hoặc tội nhận đáng được tha, các quan lại thần lại nói dối là do mình xin cho mình để hối lộ ở trong điều 626 có quy định: “Các quan đại thần, quan hành khiển cũng các quan coi ngục tụng, nếu kẻ tội nhân xét tình đáng thương, nên được vua đặc ân tha cho mà lại tự nhận là ơn của mình, để đòi hối lộ thì xử tội đồ, tội lưu hay tội chết” [45, tr.187]; hay quan lại tự tiện xuống các làng xã sách nhiễu nhân dân thể hiện ở điều 632: “Các quan cai quản quân dân các hạt, vô cớ mà đi đến những làng, xã trong hạt, hay là cho vợ cả vợ lẽ, người làm đi lại, mượn việc mua bán làm cớ, để quấy nhiễu quân dân, lấy của biếu xén, thì xử tội biếm hay bãi chức” [45, tr.187]. Quan lại tự tiện lấy của dân để làm việc riêng ở điều 639 quy định: “Các quan ty tự tiện lấy của cải đồ vật của quân dân, dùng vào việc riêng thì xử như tội ăn hối lộ và phải bồi thường gấp đôi trả cho quân dân. Nếu lấy mà dùng vào việc công mà không có chiếu chỉ của vua thì xử giảm tội hai bậc” [45, tr.189].

Quan thu thuế không theo ngạch định ở điều 206 quy định: “Những quan thu thuế,

không theo ngạch đã định mà thu, lại dấu bớt số thuế thì cũng coi như tội giấu đồ vật cống; nếu thu thêm thuế để làm của riêng, thì tội cũng nặng như thế; lại phải bồi thường gấp đôi số thuế làm thu trả lại cho dân” [45, tr.94]. Hay việc Tướng hiệu không lo dạy bảo binh lính ở điều 241 đã ghi rõ: “Những quan tướng hiệu cai quản (...) ăn bớt của công (…) xét tội nhẹ thì bị biếm hay cách chức, tội nặng thì bị đồ hay lưu. Nếu khi chống giặc mà phạm thì không kể nặng nhẹ đều phải chém”

[45, tr.100]. Tiếp tục, quan lại trong việc chiếm đoạt đất đai của lương dân được thể hiện trong điều 370 với nội dung: “Các nhà quyền quý chiếm đoạt nhà cửa ruộng đất ao đầm của lương dân, từ một mẫu trở lên, thì xử tội phạt; từ 5 mẫu trở lên, thì xử tội biếm. Quan tam phẩm trở xuống thì xử tội tăng thêm hai bậc và phải bồi

56

thường như luật định. Đã tâu lên rồi thì xử khác” [45, tr.128]. Quan lại lạm dụng quyền chức chiếm đoạt ruộng đất công, nuôi nô tỳ quá hạn định trong điều 372 quy định: “Quan dân không theo chế độ ruộng đất mà lạm chiếm phần mình thì xử tội biếm hay đồ...” [45, tr.129].

Căn cứ vào các điều luật có liên quan đến tham nhũng trong bộ luật Hồng Đức, chính quyền phong kiến Lê - Trịnh đã ban hành và thực hiện các biện pháp xử lý khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ tham nhũng như sau:

- Trong lĩnh vực chính trị:

Bảng 3.1.1a. Các biện pháp xử phạt của chính quyền Lê - Trịnh đối với những hiện tượng tham nhũng chính trị trong bộ máy nhà nước

Stt Thời gian Hiện tượng Biện pháp của nhà nước

1 Đức Long năm thứ 4 (1632)

Quan triều đường là bọn Nguyễn Thực, Nguyễn Khải giữ trách nhiệm tuyển bổ, lấy nhiều của đút.

Bãi chức Nguyễn Thực, Nguyễn Khải

2 Đức Long năm thứ 4 (1632)

Lại bộ tả thị lang Nguyễn Tuấn và Hữu thị lang Nguyễn Lại giữ việc kén chọn cất nhắc quan lại, hai người này ăn của đút công khai, bổ trao quan chức phần nhiều quá lạm.

Bãi chức Nguyễn Tuấn, Nguyễn Lại

3 Đức Long năm Nguyễn Hàng làm tri huyện chưa đầy một

Triều đình hạ lệnh thu lại sắc mệnh của

57

thứ 5 (1633) lần khảo, chưa hết hạn để tang đã ngầm đem vàng bạc tâu bậy xin làm chức lăng phó ở điện Tây Kinh, vượt mặt quá lắm.

Nguyễn Hàng.

4 Cảnh Trị năm thứ 2 (1664)

Hữu đô đốc Lai quận công Trịnh Bách và Đô đốc đồng tri Toản quận công Trịnh Sâm cùng làm đề lĩnh, không biết cấm giữ thủ hạ, thả sức nhũng tệ, ăn đút vàng bạc.

Giáng chức Hữu đô đốc Lai quận công Trịnh Bách và Đô đốc đồng tri Toản quận công Trịnh Sâm

5 Chính Hoà năm thứ 15 (1694)

Tả thị lang bộ Lại là Nguyễn Danh Nho lựa chọn bổ dụng các quan chức, có người nói việc tuyển bổ ấy nhũng lạm bừa bãi, phần nhiều không hợp thể lệ.

Giáng chức Tả thị lang bộ Lại Nguyễn Danh Nho

6 Chính Hoà năm thứ 15 (1694)

Hữu thị lang Ngô Sách Tuân tư túi tuyển bổ hai người học trò của mình.

Giáng chức Hữu thị lang Ngô Sách Tuân

7 Chính Hoà năm thứ 24 (1703)

Bấy giờ [triều đình] phúc thẩm lại các án

Bãi chức Tham chính Nguyễn Đăng Long

58

kiện tụng ở trong kinh và ngoài trấn, thấy Đăng Long hà lạm và sách nhiễu trong việc đòi hỏi bắt bớ, mà làm việc thì tầm thường. 8 Cảnh Hưng năm thứ 24 (1763) Văn Đình Ức, đốc suất trấn Nghệ An, ở trong trấn, bòn rút của dân, chính lệnh hà khắc, nhũng nhiễu, bị dân thuộc hạ cáo tố.

Chúa Trịnh nghĩ cha Ức là [Vân] Đình Dận có công lao, tha cho Ức khỏi tội chết. 9 Cảnh Hưng năm thứ 29 (1768) Nguyễn Trọng Hoành, đốc trấn Cao Bằng, vì bòn rút của dân làm của riêng mình, bị dân trong châu cáo tố. Đốc trấn Cao Bằng Nguyễn Trọng Hoành xin từ chức. 10 Cảnh Hưng năm thứ 36 (1771) Hiến sát sứ trấn Nghệ An Phạm Bá Ưng, làm quan hà khắc nhũng nhiễu Chúa bắt miễn chức và dụ: Từ sau không ai được bảo cử viên ấy.

11 Cảnh Hưng năm thứ 37 (1772)

Đốc đồng Lê Doãn Thân hà khắc nhũng nhiễu tham lam

Bãi chức Đốc đồng Lê Doãn Thân

59

thứ 35 (1774) Nguyễn Đình Trạch, Thái tể Nguyễn Phan và Thừa chính sứ Vũ Huy Đĩnh tiêu lạm tiền công quỹ

[Nguồn:Đại Việt sử ký tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục tập II, Lịch triều tạp kỷ tập I, tập II]

- Trong lĩnh vực giáo dục:

Bảng 3.1.1b. Các biện pháp xử phạt của chính quyền Lê - Trịnh đối với những hiện tượng tham nhũng giáo dục trong bộ máy nhà nước

Stt Thời gian Hiện Tượng Biện pháp của nhà nước

1 Dương Đức năm thứ 2 (1673)

Phủ doãn Phùng Thiên Ngô Sách dụ làm việc trong trường thi đã mang giấu sách vở vào trường. Ngầm sai gia nhân làm thay quyển thi đưa lẫn vào chấm lấy đỗ, xoay lấy tiền của.

Xử tội đồ.

2 Dương Đức năm thứ 2 (1673)

Tham chính xứ Sơn Tây Lê Chí Đạo lén chấm bài sai cho học trò, lại ở trong trường đem hai quyển không đỗ ghi là đỗ và gửi gắm nhiều sĩ nhân

Bãi chức Tham chính xứ Sơn Tây Lê Chí Đạo.

60 làm kỳ đệ sứ.

3 Dương Đức năm thứ 2 (1673)

Bấy giờ tham chính xứ Thanh Hoa Vũ Cầu Hối nhận nhiều tiền bạc, gửi gắm học trò làm kỳ đệ tứ. Xử tội đồ. 4 Dương Đức năm thứ 3 (1674) Tham chính Nghệ An Lương Khoái ức hiếp sĩ tử để lấy tiền bạc

Biếm truất Tham chính Lương Khoái.

5 Chính Hoà năm thứ 8 (1687)

Nha môn hai ty Thừa, Hiến hạch sách tiền của của người đã đỗ tam trường, tứ trường.

Cho người bị yêu sách đệ đơn lên để điều tra.

6 Chính Hoà năm thứ 17 (1696)

Ngô Sách Tuân đưa quyển thi của con Lê Hy cho khảo quan chấm lấy đỗ.

Hộ khoa đô cấp sự trung Ngô Sách Tuân bị khép vào tội giảo (thắt cổ). 8 Vĩnh Thịnh năm thứ 13 (1717) Đô cấp sự Nguyễn Quí Thành làm giám thị trường Phụng Thiên, phạm tội làm sẵn bài thi bí mật gà cho sĩ tử Việc bị phát giác, chúa Trịnh Cương bãi chức Nguyễn Quí Thành

9 Cảnh Hưng năm thứ 12 (1751)

Các viên đề điệu, giám khảo, khảo thí ở các trường công nhiên nhờ cậy nhau lấy đỗ.

Thi lại. Đánh hỏng hơn 200 người. Chuyển lại thể văn sang thể thời Hồng

61 Đức. 10 Cảnh Hưng năm thứ 20 (1759) Giám sát ngự sử Nguyễn Đình Ngọc làm giám khảo trường thi Phụng Thiên, vì làm gian, bị quan trường tố cáo. Cách chức. 11 Cảnh Hưng năm thứ 24 (1763)

Bùi Trọng Huyến giữ chức đề điệu trường thi Nghệ An, ẩn giấu hơn một ngàn quan tiền thông kinh do học trò tục nạp.

Cách chức đuổi về, sung công gấp hai số tiền đã lấy.

12 Cảnh Hưng năm thứ 26 (1765)

Hai ty khảo duyệt học trò, phần nhiều theo ý riêng mà lấy đỗ hay bỏ.

Biếm các khảo quan, tịch thu số tiền ngoài tiền thông kinh, nộp vào quỹ công.

13 Cảnh Hưng năm thứ 29 (1768).

Bọn Dương Sử và Nguyễn Duy Thức giữ chức chấm thi trong thi viện, đều vì cớ lấy đỗ hoặc đánh hỏng không tinh tường. Giáng chức. 14 Cảnh Hưng năm thứ 32 (1771) Ngô [Thì] Sĩ, tham chính Nghệ An. Gặp lúc ấy, học trò trường Nghệ An khiếu tố về Tham chính Ngô Thì Sĩ bị đoạt chức đuổi về.

62

việc hai ti (Thừa chính và Hiến sát) khảo hạch không công bằng.

[Nguồn:Đại Việt sử ký tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục tập II, Lịch triều tạp kỷ tập I, tập II]

- Trong lĩnh vực kinh tế:

Riêng lĩnh vực kinh tế chỉ có một sự kiện vào năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766), “Phạm Gia Huệ là người bẻm mép, a dua phụ học với bọn quyền thế, được dắt díu nhau lên làm quan, thăng đến chức tri Công Phiên, phụng mạng đi thu thuế phủ Bắc Hà, thu lạm của dân hơn hai ngàn quan tiền”. Quan Thái phỏng là Nguyễn Phùng Thì đem sự trạng tâu lên. Gặp lúc dân phủ Bắc Hà tập hợp ở dưới cửa khuyết tố cáo. Sai phát tiền ở kho công trả cho dân và giao việc này cho đình thần bàn. Đình thần bàn xử tội đồ. Chúa Trịnh còn thương y, chỉ biếm chức, cho miễn tội. [28, tr.296].

Từ bảng 3.1.1a và 3.1.1b, có thể thấy đối với quan trường có hành vi tham nhũng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, giáo dục... Chính quyền Lê - Trịnh đã có những biện pháp trừng trị các hành vi tiêu cực tham nhũng như giáng chức, biếm chức, bãi chức, đoạt chức; duy nhất một trường hợp là giết, đó là tuỳ vào từng mức độ của hành vi và đối tượng tham nhũng có thể là xử vào tội giảo (thắt cổ), đơn cử như việc Ngô Sách Tuân đưa quyển thi của con Lê Hy cho khảo quan chấm lấy đỗ, nên bị khép vào tội giảo (thắt cổ), có trường hợp bị bãi chức như Đức Long thứ 4 (1632) bọn Nguyễn Thực, Nguyễn Khải, Nguyễn Tuấn và Nguyễn Lại giữ việc tuyển bổ nhưng cùng một tội ăn nhiều của đút và triều đình bãi chức các vị quan này. Cùng tội với các viên quan này, có trường hợp vào năm Cảnh Trị thứ 2 (1664) Hữu đô đốc Lai quận công Trịnh Bách và Đô đốc đồng tri Toản quận công Trịnh Sâm cùng làm đề lĩnh ăn đút vàng bạc, triều đình giáng chức hai viên quan Hữu đô đốc Lai quận công Trịnh Bách và Đô đốc đồng tri Toản quận công Trịnh Sâm. Bên cạnh đó, nhiều quan trường còn nhận nhiều tiền bạc, gửi gắm học trò, gà văn cho sĩ tử,.. Như trường hợp của Tham chính xứ Thanh hoa Vũ Cầu Hối

63

đã nhận nhiều tiền bạc, gửi gắm học trò làm kỳ đệ tứ. Hay như Đề điệu trường thi Nghệ An là Bùi Trọng Huyến đã ấn giấu hơn một ngàn quan tiền thông kinh do học trò tục nạp.

Ngoài ra, biện pháp xử phạt quan lại tham nhũng của nhà nước không phải lúc nào cũng luôn hà khắc mà còn có cả tính nhân văn, nhân đạo tùy theo trường hợp, đối tượng cụ thể mà có thể dung thứ nhưng vẫn đảm bảo xử đúng người, đúng tội. Chẳng hạn, năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763), đốc suất trấn Nghệ An Văn Đình Ức ở trong trấn nhưng lại “bòn rút của dân, chính lệnh hà khắc, nhũng nhiễu, bị dân thuộc hạ cáo tố” nhưng xét lại trước đây vì Chúa Trịnh nghĩ cha Ức là [Vân] Đình Dận có công lao, “tha cho Ức khỏi tội chết”.

Như vậy, tuỳ vào từng mức độ vi phạm của quan lại mà chính quyền phong kiến Lê - Trịnh sẽ ban hành những biện pháp xử phạt nhằm răn đe, trừng trị quan lại.

Một phần của tài liệu Tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời lê trịnh (1599 1786) (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)