Tham nhũng trong thu thuế

Một phần của tài liệu Tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời lê trịnh (1599 1786) (Trang 40 - 42)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.2.1. Tham nhũng trong thu thuế

Dưới thời Lê - Trịnh, thuế là khoản thu chính của nhà nước, các vị vua luôn đặt ra nhiều thứ thuế vô lí khiến cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, khổ cực. Theo các nguồn sử liệu cho thấy nhà nước Lê - Trịnh đã đặt các loại thuế thân, thuế ruộng, thuế đinh, thuế muối... Chế độ tô thuế trở thành một phần gánh nặng trong đời sống người nông dân Đàng Ngoài. Theo quy định năm 1625, những người có tên trong sổ đinh đều phải chịu đủ các loại thuế khoá, sưu dịch. Đến lệ thuế năm 1664, dân đinh các xã cũ nộp 1 quan 8 tiền thuế nhân đinh; dân các trang trại mới: 1 quan; dân các sở đồn điền: 1 quan 2 tiền. Ngoài ra họ phải chung nhau nộp tiền 7 lễ. Năm 1722, chúa Trịnh quy định lại: ngoài thuế ruộng, dân đinh phải nộp thuế đinh [32, tr.355]. Với nhiều khoản thuế như vậy, bọn quan tham tha hồ đục khoét, nhũng lạm, sách nhiễu nhân dân.

Ngoài ra các loại ruộng núi, ruộng bãi, ruộng cói, ruộng nhà chùa, ruộng hậu, đất bãi... đều phải nộp thuế nhiều ít khác nhau. Các cửa đình, giáo phường ... đều phải chịu thuế. Tuy nhiên, cách thu như vậy đã dẫn đến sự thao túng, gian lận ruộng đất và các dân đinh của chức dịch ở làng xã, đồng thời xảy ra nạn bất công trầm

40

trọng, đời sống nhân dân càng khó khăn. Theo các nguồn sử liệu thì vấn đề tô thuế ở bộ phận ruộng công, được chia thành hai hình thức là nộp thóc và nộp tiền. Lệ thuế năm 1670 được ghi lại đầy đủ và đáng tin hơn, được cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 2.1.2.1: Lệ thu thuế năm 1670

Loại ruộng Tô thóc Tiền hạng nhất

Tiền hạng

nhì Tiền hạng ba Ruộng công

khẩu phần 30 thăng 1 quan 8 tiền 6 tiền

Ruộng cấp tư

10 thăng 1 quan 3 tiền 1 quan 1

tiền 1 quan

Ruộng thế nghiệp,

ruộng nội điện

10 thăng 1 quan 3 tiền 1 quan 1

tiền 9 tiền

Ruộng thông

cáo chiếm xạ 20 thăng 6 tiền 5 tiền 4 tiền

[Nguồn Chế độ ruộng đất và một số vấn đề lịch sử Việt Nam]

Qua bảng trên, có thể thấy được rằng những người có ruộng đất ngoài việc nộp tô thóc, họ còn phải nộp thêm tiền. Sức nặng của thuế, khiến cho người dân gặp nhiều khó khăn, đè nặng lên đôi vai của họ với nhiều loại thuế. Đời sống nhân dân dưới thời Lê - Trịnh chịu nhiều khó khăn cực khổ.

Không những vậy, theo sử liệu còn ghi chép, năm 1720 chúa Trịnh còn bắt đầu thu hành phép thuế chuyên lợi về muối, với việc đặt quan giám đương để trông nom. Cụ thể, “Phàm dân miền biển muốn nấu muối thì cho làm táo đinh, người buôn muốn buôn bán muối thì cho làm diêm hộ, đều được miễn trừ phú dịch, đánh thuế thì tuỳ đường gần xa...” [3, tr.137] và đến năm 1724 thì đặt thêm thuế thô sản. Sự xuất hiện của nhiều loại thuế đã để lại hậu quả rất lớn. Đời sống người dân cực

41

khổ, đói kém xảy ra liên miên và mức thuế cứ tăng dồn vào người dân khiến họ phải bỏ quê để đi tha phương cầu thực, kiếm chỗ để sinh sống. Hơn nữa, bọn tham quan lại nhận thu thuế mà sách nhiễu, nhũng lạm dân nghèo,... Chẳng hạn, năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766), “Phạm Gia Huệ là người bẻm mép, a dua phụ học với bọn quyền thế, được dắt díu nhau lên làm quan, thăng đến chức tri Công Phiên, phụng mạng đi thu thuế phủ Bắc Hà, thu lạm của dân hơn hai ngàn quan tiền” [28, tr.296]. Điều này cho thấy, sự khổ cực và lầm than của người dân trước những khoản thuế nặng nề do triều đình đặt ra.

Một phần của tài liệu Tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời lê trịnh (1599 1786) (Trang 40 - 42)