Lấy tiền chấm đỗ, lấy đỗ bừa bãi

Một phần của tài liệu Tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời lê trịnh (1599 1786) (Trang 44 - 47)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.3.2. Lấy tiền chấm đỗ, lấy đỗ bừa bãi

Dưới thời Lê - Trịnh, việc tổ chức thi cử diễn ra theo nhiều kỳ thi với mục đích tìm ra người hiền tài vừa có năng lực và phẩm chất để đứng vào bộ máy quan lại nhà nước. Nhưng việc tổ chức kỳ thi cũng không tránh khỏi sự tha hoá trong đội ngũ quan trường. Nhiều quan trường đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để nhận tiền nâng điểm và chấm đỗ cho sĩ tử, lấy đỗ theo cảm tình, Còn sĩ tử thì lại dựa vào quan hệ, đút lót, nhờ vả quen biết để đỗ vào các chức mong muốn. Điều này được thể hiện ở bảng 2.1.3.2.

44

Bảng 2.1.3.2 : Hiện tượng quan lại lấy tiền chấm đỗ, lấy đỗ bừa bãi trong lĩnh vực giáo dục dưới thời Lê - Trịnh

Stt Thời gian Hiện tượng

1 Dương Đức năm thứ 2 (1673)

Phủ doãn Phùng Thiên Ngô Sách dụ làm việc trong trường thi đã mang giấu sách vở vào trường. Ngầm sai gia nhân làm thay quyển thi đưa lẫn vào chấm lấy đỗ, xoay lấy tiền của

2

Dương Đức năm thứ 2 (1673)

Tham chính xứ Sơn Tây Lê Chí Đạo lén chấm bài sai cho học trò, lại ở trong trường đem hai quyển không đỗ ghi là đỗ và gửi gắm nhiều sĩ nhân làm kỳ đệ sứ.

3

Dương Đức năm thứ 2 (1673) Bấy giờ tham chính xứ Thanh Hoa Vũ Cầu Hối nhận nhiều tiền bạc, gửi gắm học trò làm kỳ đệ tứ.

4 Chính Hoà năm thứ 17 (1696)

Ngô Sách Tuân đưa quyển thi của con Lê Hy cho khảo quan chấm lấy đỗ

5 Cảnh Hưng năm thứ 12 (1751)

Các viên đề điệu, giám khảo, khảo thí ở các trường công nhiên nhờ cậy nhau lấy đỗ

6

Cảnh Hưng năm thứ 20 (1759) Giám sát ngự sử Nguyễn Đình Ngọc làm giám khảo trường thi Phụng Thiên, vì làm gian, bị quan

45

trường tố cáo.

7 Cảnh Hưng năm thứ 24 (1763)

Bùi Trọng Huyến giữ chức đề điệu trường thi Nghệ An, ẩn giấu hơn một ngàn quan tiền thông kinh do học trò tục nạp

8 Cảnh Hưng năm thứ 26 (1765)

Hai ty khảo duyệt học trò, phần nhiều theo ý riêng mà lấy đỗ hay bỏ.

9 Cảnh Hưng năm thứ 29 (1768)

Bọn Dương Sử và Nguyễn Duy Thức giữ chức chấm thi trong thi viện, đều vì cớ lấy đỗ hoặc đánh hỏng không tinh tường.

10

Cảnh Hưng năm thứ 32 (1771)

Ngô [Thì] Sĩ, tham chính Nghệ An. Gặp lúc ấy, học trò trường Nghệ An khiếu tố về việc hai ti (Thừa chính và Hiến sát) khảo hạch không công bằng.

11 Cảnh Hưng năm thứ 40 (1779) Ngô Tiêm được quan trường giúp đỡ mà đỗ

[Nguồn:Đại Việt sử ký tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục tập II, Lịch triều tạp kỷ tập I, tập II]

Từ những thống kê bảng 2.1.3.2, có thể thấy rằng giáo dục là lĩnh vực đứng đầu hiện tượng tham nhũng nhất với 11 hiện tượng. Trong đó đời vua Cảnh Hưng chiếm đến 7 hiện tượng, đời vua Dương Đức có 3 hiện tượng, còn đời vua Chính Hòa chỉ ghi nhận có duy nhất 1 hiện tượng. Các hiện tượng xuất hiện trong các kì thi, ở cấp thi khảo hạch thì có hai hiện tượng đó là việc quan trường khảo hạch không công bằng. Đến cấp thi Hương thì có 8 hiện tượng, các hiện tượng chủ yếu

46

việc quan trường sai gia nhân làm thay quyển thi để chấm đỗ xoay lấy tiền; chấm bài sai cho thí sinh; nhận tiền bạc và gửi gắm học trò; nhờ cậy nhau lấy đỗ; quan trường làm gian; ẩn giấu hơn một ngàn quan tiền thông kinh do học trò tục nạp; theo ý riêng mà lấy đỗ hay bỏ hay quan trường vì cớ lấy đỗ hoặc đánh hỏng không tinh tường. Ở cấp thi Hội thì có hiện tượng quan trường giúp đỡ sĩ tử. Điều này, dẫn đến sự thiếu công bằng đối với những sĩ tử đi thi khác, nhưng cũng có sĩ tử lại dựa vào quyền lực, danh thế của cha mẹ mình để mua chuộc quan trường nhằm đạt được mong muốn cho bản thân, như trường hợp vào năm Chính Hoà thứ 17 (1696), “Ngô Sách Tuân đưa quyển thi của con Lê Hy cho khảo quan chấm đỗ” [14, tr.148];...

Một phần của tài liệu Tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời lê trịnh (1599 1786) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)