7. Cấu trúc của đề tài
2.1.3.3. Nhận tiền cho người làm bài thay
Tiêu cực trong thi cử dưới thời Lê - Trịnh diễn ra ở 3 cấp thi, cấp thi nào cũng có những hiện tượng tiêu cực nhất định, đặc biệt là hiện tượng tham nhũng của các quan trường. Được biết, thi cử là con đường bổ nhiệm để được làm quan, tìm người hiền tài “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, phò vua giúp nước, xây dựng chính quyền nhưng thực tế dưới thời Lê - Trịnh hiện tượng nhận tiền làm bài thay cho học trò diễn ra không nhiều. Trong các tài liệu cổ sử Đại Việt sử ký tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục và Lịch triều tạp kỷ đã nêu ra một số trường hợp quan trường làm bài thay cho học trò như “Năm Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717), Đô cấp sự Nguyễn Quí Thành làm giám thị trường Phụng Thiên, phạm tội làm sẵn bài thi bí mật gà cho sĩ tử” [15, tr.268]; “Năm Vĩnh Tộ thứ 5 (1623), Nguyễn Trật ngầm mượn người làm hộ bài, việc bị phát giác, vua không bằng lòng nên không trao cho bảng vàng” [24, tr.1473]. Từ đó cho thấy, các quan trường phụ trách giáo dục đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để làm giàu cho bản thân, nhờ vào các mối quan hệ, gửi gắm từ bên ngoài.
Các hiện tượng trên để lại hậu quả nghiêm trọng không kém gì hiện tượng
“mua quan, bán chức” dưới thời Lê - Trịnh, nhất là việc đội ngũ cán bộ có sự tha hoá quyền lực và tha hoá về nhân cách, quan lại lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để tham nhũng, gây ra không ít tiêu cực trong nền giáo dục dưới thời Lê - Trịnh lúc bấy giờ. Việc tuyển dụng các sĩ tử không có đủ tri thức, năng lực và phẩm
47
chất và tư chất đứng vào hàng ngũ quan lại trong bộ máy chính quyền nhà nước tất yếu sẽ khiến chính thể ngày càng suy đồi.