Xác định hàm lượng đạm amin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất bia nồng độ cao sử dụng nguyên liệu thay thế là đại mạch và đường (Trang 47 - 49)

2 NH4OH + HSO4 = (NH4)SO4 + HO Chuẩn HSO4dư bằng NaOH:

2.2.2.6Xác định hàm lượng đạm amin

Nguyên lý

Mẫu đã pha loãng được đun nóng với Ninhydrin tại pH = 6,7 và sản phẩm màu thu được được đo độ hấp thụ tại bước sóng 570nm.

Ninhydrin phản ứng với các α-amino axit, sản phẩm là CO2, NH3, aldehyl tương ứng và dixetooxyhindriden. Sau đó dixetooxyhindriden sẽ phản ứng với Ninhydrin và amoniac, tạo thành một phức chất có màu xanh tím. Fructoza có mặt trong chất tạo màu như là một chất khử. Iotdat Kali trong dung dịch pha loãng giữ cho việc Ninhydrin đảm bảo oxy hóa để phản ứng tạo màu sẽ không tiến xa hơn nữa.

Dụng cụ, thiết bị & hoá chất

- ống nghiệm 16mm x 150mm

- Bi thủy tinh 20-25mm

- Máy so màu quang phổ bước sóng trong khoảng nhìn thấy.

Dung dịch đạm 1:

Hòa tan trong nước cất: 100g Na2HPO4.12H2O 60g KH2PO4

5g Ninhydrin 3g Fructoza Định mức đến 1 lít

Dung dịch tạo màu này sẽ bảo quản được trong vòng 2 tuần ở điều kiện lạnh trong chai sẫm màu, pH đạt 6 - 6,8.

Dung dịch đạm 2: Hòa tan 2g KIO3 và 600ml nước cất và thêm 400ml cồn 960.

Chuẩn bị mẫu :

Pha loãng mẫu tới nồng độ 1- 8mg α- aminonitrogen/ lit + Đối với dịch đường pha loãng 100 lần

+ Đối với dịch bia pha loãng 50 lần

Quy trình

- Lấy 2ml mẫu đã pha loãng vào ống nghiệm và đậy bằng bi thủy tinh để

tránh sự mất mát hơi nước .

- Thêm vào 1ml dung dịch đạm 1

- Đun sôi cách thuỷ 16 phút, sau đó làm nguội bằng nước 200C trong 20 phút

- Cho vào mỗi ống nghiệm 5ml dung dịch đạm 2

- Lắc cẩn thận và đo độ hấp thụ tại bước sóng 570 nm (phức chất chỉ bền màu trong khoảng 30 phút )

- Mẫu trắng được chuẩn bị cùng với các mẫu thí nghiệm ở trên chỉ có khác là thay 2ml dung dịch mẫu bằng 2ml dung dịch nước cất.

Mẫu chuẩn

Hòa tan 107,2 mg Glycine trong 100ml nước cất. Dung dịch này được bảo quản tại 00C, mỗi lần thí nghiệm cần phải pha loãng ra 100 lần.

Dung dịch chuẩn Glycine đã pha loãng chứa 2mg α-aminonitrogen/lit. Các bước tiếp theo được tiến hành tương tự như mẫu phân tích.

Tính toán

Hàm lượng α- aminonitrogen (mg/l) được tính như sau:

A1x 2 x F

X =

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A1: Độ hấp thụ của dung dịch thí nghiệm (dung dịch mẫu) A2: Độ hấp thụ của dung dịch chuẩn

F: Hệ số pha loãng

Chú ý:

Đối với dung dịch sẫm màu (và đặc biệt là bia sẫm màu), do ảnh hưởng màu của mẫu đến độ hấp thụ, cần phải tiến hành như sau:

- Lấy 2ml dung dịch mẫu đã được pha loãng theo mục 4 vào ống nghiệm,

thêm vào 1ml nước cất và 5ml dung dịch đạm 2, lắc cẩn thận và đo độ hấp thụ tại bước sóng 570nm.

- Lấy giá trị đo được đối với mẫu thí nghiệm trừ đi giá trị này thì được giá trị thật của mẫu phân tích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất bia nồng độ cao sử dụng nguyên liệu thay thế là đại mạch và đường (Trang 47 - 49)