Xác định hiệu suất trích ly của malt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất bia nồng độ cao sử dụng nguyên liệu thay thế là đại mạch và đường (Trang 41 - 43)

Nguyên lý

- Hàm lượng chất chiết của malt được xác định từ hàm lượng chất hoà tan của dịch đường sau khi malt được đường hoá và lọc.

- Tính toán kết quả dựa vào tỷ trọng của dịch đường ở 200C.

Dụng cụ - hóa chất

- Máy nghiền kích thước hạt 0,2mm

- Cân phân tích : độ chính xác 0,001 g - Bể điều nhiệt

- Cốc đường hoá bằng thép khổng gỉ

- Đũa thuỷ tinh dài 250mm, đường kính 8mm

- Phễu lọc đường kính 200mm có cuống dài tới đáy bình tam giác 500ml - Giấy lọc vuông gấp rãnh, kích thước 32cm

- Nước cất 3 lần

- Dung dịch iốt 0,02 mol/lit : Hoà tan 1,27 g tinh thể iốt và 2,5 g KI trong 500 nước cất. Dung dịch này được chuẩn bị mới hàng tháng, được bảo quản trong lọ màu nâu nơi không có ánh sáng.

Chuẩn bị mẫu

- Nghiền mịn malt tới kích thước hạt 0,2mm

- Xác định độ ẩm của malt

- Cân chính xác 50g malt vào cốc đường hoá đã biết trước khối lượng.

Qui trình

- Rót vào cốc chứa 50 g malt ở trên 200 ml nước cất 460C, dùng đũa thuỷ tinh khuấy cho khỏi vón cục.

- Giữ cốc ở 450 C trong vòng 30’ và khuấy liên tục.

- Nâng nhiệt độ của bể điều nhiệt lên 70oC (tốc độ tăng 10C/phút).

- Khi nhiệtđộ đạt 700C thêm vào cốc đường hoá 100 ml nước cất ở 700C. - Thử thời gian đường hoá bằng cách, sau khi thêm nước 8-10 phút, tiếp

theo cứ 1 phút một lần lấy mẫu ra đĩa sứ trắng, nhỏ vào đó 1 giọt dung dịch I20,02N đến khi thu được hỗn hợp dung dịch iode và mẫu có màu vàng rơm (iode không đổi màu) coi như quá trình đuờng hóa đã kết thúc. Thời gian từ khi dịch trong cốc đạt 700C đến khi hỗn hợp iode và mẫu có màu vàng rơm gọi là thời gian đường hoá.

- Giữ dịch trong cốc ở nhiệt độ 700C trong thời gian 1 giờ, sau đó nhấc cốc ra, làm lạnh đến nhiệt độ phòng trong khoảng 10 – 15 phút. Lau khô vỏ ngoài cốc, bổ sung thêm nước cất rồi đem cân lại sao cho trọng lượng trong cốc là 450g. Khuấy cốc đều rồi đem lọc qua phễu có giấy lọc, hồi lưu lại 100 ml dịch lọc ban đầu rồi bắt đầu tính thời gian lọc. Quá trình lọckết thúc khi bề mặt bề mặt của bã trên phễu khô.

Tính toán

Hiệu suất trích ly tính theo công thức :

P M Px E − + = 100 ) 800 ( 1 Trong đó:

E1: Hiệu suất trích ly tương đối của malt (%)

E1

x 100 E2 =

E2 : Hiệu suất trích ly tuyệt đối của malt, %

P : Hàm lượng chất khô của dịch đường (% Plato) M : Độ ẩm của malt (%)

800 : Lượng nước dùng để đường hoá 100 g malt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất bia nồng độ cao sử dụng nguyên liệu thay thế là đại mạch và đường (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)