Biện pháp 5 Tăng cường sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 79 - 81)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

3.2.5. Biện pháp 5 Tăng cường sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà

phố Thủ Dầu Một

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường, đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường MN ngoài công lập thành phố Thủ Dầu Một. Kịp thời phát hiện những điều kiện chưa đảm bảo, chưa đúng kế hoạch để từ đó khắc phục sửa chữa nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển VHNT.

Ở trường mầm non, lực lượng phụ huynh học sinh và các tổ chức ban ngành ở địa phương là rất quan trọng trong thực hiện xây dựng VHNT mầm non hiện nay, đây là công việc liên quan đến nhiều người, nhiều ban ngành đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực thực sự của nhà quản lý, huy động được sự tự giác tinh thần tương thân tương ái, nhân

đạo của các bậc phụ huynh học sinh và sự ủng hộ của các ban ngành, chính quyền địa phương cho giáo dục mầm non trên địa bàn. Qua phần khảo sát ở chương 2, chúng tôi nhận thấy nhận thức của phụ huynh học sinh chưa hoàn toàn hợp tác trong công tác xây dựng VHNT. Do vậy cần làm cho mọi người nhận thức thấy tầm quan trọng của việc xây dựng VHNT mầm non để con em họ thực sự được hưởng môi trường văn hóa lành mạnh và gần gũi với thiên nhiên .Với mỗi cấp, ngành đơn vị và cá nhân xác định ý nghĩa, vai trò, vị trí của mình trong công tác này.

Huy động các nguồn lực trong và ngoài trường vào công tác xây dựng VHNT. Tạo mối quan hệ tốt với các cá nhân và tập thể trong và ngoài nhà trường. Tạo ảnh hưởng tích cực của việc xây dựng văn hóa nhà trường tới cộng đồng dân cư.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Để đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường MN ngoài công lập thành phố Thủ Dầu Một, cần xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công trong việc phát triển VHNT. Các giá trị cốt lõi phải là hệ giá trị trong công việc, hệ giá trị trong các mối quan hệ nội bộ, hệ giá trị trong việc quản lí môi trường tác động vào nhà trường, hệ giá trị trong ứng xử với bản thân. Các giá trị đó được biểu hiện qua thái độ của cán bộ, GV, nhân viên; Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp; Các chính sách tạo cơ hội công bằng; Chất lượng dịch vụ. Những giá trị này phải phù hợp với các giá trị theo triết lý GD chung, nhưng cũng cần phải thể hiện phù hợp với đặc điểm nhà trường và mong muốn của những cá nhân trong nhà trường đó. Tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp phải làm gì và làm thế nào để thu hẹp khoảng cách của những giá trị VH hiện có và VH tương lai của nhà trường.

Thể hiện được vai trò của Hiệu trưởng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin trong nhà trường; sự quan tâm, chú ý của Hiệu trưởng vào các vấn đề sẽ ảnh hưởng chi phối VHNT; Hiệu trưởng xác định, tập hợp tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của trường cũng như việc chia sẻ tầm nhìn đến cán bộ, GV, HS trong nhà trường. Hiệu trưởng trong nhà trường giữ vai trò của một người lãnh đạo, giống như một thủ lĩnh trong nhà trường. Vai trò của người lãnh đạo được thể hiện rõ nhất khi tổ chức có sự thay đổi theo hướng phát triển hoặc khi tổ chức phải đối đầu với những bất ổn, thách thức, trở ngại cần phải vượt qua để tạo niềm tin và sự an tâm công tác của các thành viên trong nhà trường. Tiếp thu cũng như tranh thủ khai thác những điều kiện phát triển Kinh tế - xã hội của địa phương mang lại.

3.2.5.3. Cách tiến hành biện pháp

Hiệu trưởng tổ chức họp bàn biện pháp, cơ chế phối hợp với các tổ chức trong, ngoài trường. Làm rõ trách nhiệm của các lực lượng liên quan đến công tác xây dựng

VHNT và cơ chế phối hợp.

Lập kế hoạch phối hợp với Ban đại diện cha mẹ trẻ. Tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề giáo dục.

Định kỳ mỗi học kỳ một lần tổng kết và thông báo kết quả học tập và rèn luyện của trẻ cho gia đình trẻ được biết thông qua sổ liên lạc, bé chăm ngoan.

Tổ chức thực hiện giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhà trường cho phù hợp với khả năng và năng lực của từng người. Từ đó đề xuất các biện pháp củng cố, phát triển VHNT. Tổ chức thực hiện kết hợp và điều chỉnh phương pháp, phương tiện, thời gian thực hiện cho phù hợp với đặc điểm tình hình của trẻ cũng như ở trong và ngoài trường trong từng giai đoạn.

Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, theo dõi các lực lượng phát triển VHNT để kịp thời điều chỉnh đáp ứng các yêu cầu xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường MN ngoài công lập thành phố Thủ Dầu Một. Để đảm bảo các điều kiện để quản lí hiệu quả công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường MN ngoài công lập thành phố Thủ Dầu Một đạt hiệu quả đòi hỏi phải có sự đồng tình ủng hộ của Hội đồng Quản trị, Ban giám hiệu nhà trường cũng như Hội phụ huynh HS, chính quyền địa phương và các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch rà soát để thường xuyên rà soát các điều kiện, các lực lượng để kịp thời củng cố, bổ sung cho công tác phát triển VHNT đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)