Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 72 - 75)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm

lập thành phố Thủ Dầu Một

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong nhà trường mầm non, văn hóa luôn tồn tại trong mọi hoạt động. Vấn đề là con người có ý thức được sự tồn tại của nó để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó hay không. Vì vậy, người hiệu trưởng đóng vai trò là đầu tàu trong việc phát triển văn hoá tổ chức ở đơn vị mình. Quá trình phát triển này chỉ có thể thành công khi có sự đóng góp tích cực của mọi thành viên trong nhà trường. Trong đó, nhận thức của

đội ngũ là một yếu tố tiền đề để có được sự tham gia tích cực của họ, cũng như để hình thành nên những hành vi văn hoá sau này. Hơn nữa, nhận thức đó phải được hiểu một cách thống nhất của toàn thể các thành viên trong tổ chức phù hợp với các hệ thống giá trị chuẩn mực của tổ chức đã xác định.

Đối với đội ngũ CBGV nhà trường, VHNT thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. Đối với HS, VH tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi.

Qua khảo sát thực trạng cho thấy phần lớn các cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và quản lý xây dựng văn hóa nhà trường. Tuy nhiên điều này vẫn còn chưa phải là tuyệt đối. Một số cán bộ, giáo viên vẫn còn lưỡng lự và chưa coi đó là điều rất quan trọng. Do vậy biện pháp này cần phải thực hiện đầu tiên để tác động đến nhận thức của mỗi người.

Để quản lý xây dựng VHNT được hiệu quả và đồng bộ, cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, tạo sự nhất trí cao và phối hợp thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT.

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQLGV, tạo sự nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT, vai trò ý nghĩa tầm quan trọng của VHNT trong vấn đề thực hiện mục tiêu của sự nghiêp giáo dục hiện nay. Từ đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo sự chuyển biến thái độ, hành vi để đồng thuận cao trong nhà trường, quyết tâm thực hiện xây dựng VHNT đạt kết quả cao về thu hút sự quan tâm giúp đỡ của các cấp ủy Đảng chính quyền cũng như các lực lượng khác trong xã hội.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Những quy định về chuẩn mực văn hóa thể hiện trong giao tiếp, trong hình thức trang trí và trong hoạt động hàng ngày. Đặc biệt hướng tới cách ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường, giữa cô với trẻ và cô với cha mẹ học sinh.

Những giá trị đạt được về vật chất và tinh thần sau những hành vi và hoạt động văn hóa để đội ngũ nhận thức tốt và phấn đấu thực hiện. Đặc biệt hiệu quả của môi trường văn hóa với ý thức và thái độ của trẻ và của phụ huynh khi đến trường.

Những việc cần làm để xây dựng văn hóa nhà trường đạt kết quả mong muốn. Nâng cao khả năng nhận thức của cán bộ, GV, nhân viên nhà trường về tầm quan trọng và sự cần thiết, các vấn đề lý luận của VHNT ở trường mầm non và phát triển nó một cách khoa học để làm tăng hiệu quả trong quản lý.

Phổ biến những quan điểm về VHNT ở trường mầm non, thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề về VHNT để giúp cho các thành viên trong nhà trường hiểu được các nội dung như: sứ mệnh, tầm nhìn, các nội dung, các giá trị cốt lõi của

VHNT.

Bồi dưỡng, rèn luyện cho các thành viên trong nhà trường kể cả HS những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng sống… để cho các thành viên trong nhà trường nhận thức đúng và đầy đủ về sự cần thiết phải phát triển VHNT ở trường mầm non.

3.2.1.3. Cách tiến hành biện pháp

Trên cơ sở đánh giá thực trạng về mức độ nhận thức tầm quan trọng và sự cần thiết phát triển VHNT của CBQL, GV trong nhà trường nhằm phát triển VHNT ở trường mầm non, Hiệu trưởng cần tiến hành :

Đầu tiên, Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền các hoạt động bồi dưỡng cho các thành viên trong nhà trường để nâng cao nhận thức về VHNT ở trường mầm non, chủ yếu là để các thành viên trong nhà trường xác định được các mục tiêu phấn đấu mà từ đó nâng cao nhận thức về VHNT

Định kỳ hàng năm, hiệu trưởng tổ chức ít nhất một lần hội thảo, nói chuyện về vấn đề VHNT, bồi dưỡng kỹ năng về công tác xây dựng VHNT cho CBQL, GV và NV trong nhà trường. Khi tổ chức cần mời những chuyên gia am hiểu về công tác quản lý, đặc biệt là công tác xây dựng VHNT ở các trường MN.

Tổ chức tốt hoạt động giáo dục chính trị tư tường đầu năm học, các dịp nghỉ hè. Xây dựng kế hoạch giáo dục tư tưởng văn hóa định kỳ hàng năm, hàng tháng cho CB, GV và NV.

Tăng cường đưa CB, GV và NV tham gia vào các hoạt động văn hóa xã hội qua các đợt đi thực tế.

Tổ chức các buổi nói chuyện và các buổi sinh hoạt chuyên đề.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, diễn đàn, đối thoại, hội thảo theo những chủ đề (văn hoá, dân tộc, thông tin thời sự, chính sách, các tệ nạn xã hội), sống, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Rèn luyện kỹ năng xây dựng VHNT cho CBQL, GV, NV.

Động viên tinh thần, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ GV trong nhà trường có sự đồng thuận, hiểu rõ vai trò, vị trí, quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển VHNT.

Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ đi đôi với việc thực hiện chế độ, chính sách phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)