Biện pháp 6: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác xâydựng văn

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 81 - 83)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

3.2.6. Biện pháp 6: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác xâydựng văn

hóa nhà trường ở các trường MN ngoài công lập thành phố Thủ Dầu Một

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp này nhằm kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên, phát huy; những mặt còn lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Đánh giá ưu và nhược điểm khi thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng và có mối liên hệ khăng khít với nhau, trong đó kiểm tra là phương tiện còn đánh giá là mục đích vì không thể đánh giá mà không dựa vào kiểm tra. Vì vậy kiểm tra việc thực hiện xây dựng VHNT ở các trường MN ngoài công lập thành phố Thủ Dầu Một nhằm đánh giá kết quả quản lýmột cách khách quan, kịp thời để từ đó có phương pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Kiểm tra đánh giá là một hoạt động mà thực chất là quá trình đo lường, so sánh mục tiêu đề ra nhằm xác định mức độ hoàn thành sau một thời gian nhất định. Vì vậy kiểm tra đánh giá công tác phát triển VHNT hướng vào các nội dung :

Kiểm tra tình hình hoạt động của các thành viên trong nhà trường. Kiểm tra chất lượng hoạt động của tập thể sư phạm nhà trường - đội ngũ lãnh đạo chủ chốt. Kiểm tra chất lượng tự giáo dục của mỗi thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT, trong đó CBGV, CBQL thực sự là tấm gương sáng cho trẻ.

Ghi chép và lưu trữ các thông tin xây dựng văn hóa nhà trường. Những thay đổi cụ thể cần được giải thích rõ để các thế hệ sau nắm vững và có sự thực hiện cũng như điều chỉnh phù hợp.

Kiểm tra việc thực hiện nội dung của công tác phát triển VHNT.

Kiểm tra và làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được của công tác phát triển VHNT thông qua bộ tiêu chí đánh giá kết quả công tác phát triển VHNT đã được nhà trường xây dựng trong kế hoạch. Từ đó phát hiện được tình hình thực hiện công tác phát triển VHNT để kịp thờibổ sung, điều chỉnh hợp lí và đạt hiệu quả.

Sau kiểm tra tiến hành đánh giá và biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân đã được thành tích tốt.

3.2.6.3. Cách tiến hành biện pháp

Lãnh đạo nhà trường đặc biệt là Hiệu trưởng nhà trường cần có tầm nhìn chiến lược, phải có lòng nhiệt tình và linh hoạt .GV phối hợp với các khối lớp cung cấp thông tin về tình hình của trẻ cho lãnh đạo trường.

Phải có chế độ kiểm tra thích ứng với tình hình nhiệm vụ (tận nơi, tận chỗ). Kiểm tra phải thực sự tôn trọng người được kiểm tra.

Có mối quan hệ tốt với các đơn vị trong trường

So với tiêu chí đã được xây dựng tiến hành đánh giá việc phát triển VHNT hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi. Cụ thể như văn hóa giao tiếp ứng xử hay văn hóa học, văn hóa dạy hay môi trường văn hóa.

Đánh giá thường xuyên hoặc theo định kì từng học kì hoặc tổng kết cuối năm để xác định đâu là các giá trị cốt lõi nhằm hướng tới thiết lập các chuẩn mực mới, những giá trị mới mang tính thời đại phù hợp với sự thay đổi của VHNT hiện nay

Coi trọng việc phát triển và động viên mọi người noi theo các hình mẫu lý tưởng phù hợp với mô hình VHNT đang hướng tới. Sự khích lệ kèm theo một cơ chế khen thưởng có sức động viên thiết thực là rất cần thiết. Để hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác quản lý xây dựng VHNT ở các trường MN ngoài công lập thành phố Thủ Dầu Một đem lại kết quả như mong muốn đòi hỏi ở mỗi trường cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp, cụ thể, rõ ràng dễ đánh giá. Đồng thời, phải thành lập Ban chỉ đạo công tác xây dựng và phát triển VHNT trong nhà trường, đảm bảo các thành viên có nhiệm vụ trong công tác phát triển VHNT phải là những người tích cực, công

tâm, khách quan trong quá trình kiểm tra. Thông qua kiểm tra, đánh giá phải phát hiện được tình hình thực hiện công tác phát triển VHNT của từng cá nhân, từng đơn vị, tổ chức trong nhà trường để từ đó có sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời hoặc khen thưởng đối với những cá nhân, đơn vị làm tốt đồng thời nhắc nhở, phê bình đối với những cá nhân, đơn vị làm chưa tốt.

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)