Thực trạng xâydựng các mục tiêu và chính sách, hệ thống chuẩn mực và

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 50 - 53)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

2.3.2. Thực trạng xâydựng các mục tiêu và chính sách, hệ thống chuẩn mực và

và nội quy của các trường mầm non ngoài công lập ở Thành phố Thủ Dầu Một

Biểu hiện văn hóa của trường mầm non ngoài công lập được thể hiện ở hình thức và trong các mối quan hệ cũng như trong các hoạt động hàng ngày. Để có được những biểu hiện văn hóa đúng chuẩn mực, cần có sự định hướng trong mục tiêu, giá trị và quy định của nhà trường. Từ các yêu cầu định hướng, cán bộ quản lý nhà trường sẽ nhận diện văn hóa trường mình so với những chuẩn mực đặt ra. Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 2 của phiếu trưng cầu ý kiến phần phụ lục. Kết quả thu được trong bảng 2.5 dưới đây.

Bảng 2.5. Kết quả thực trạng xây dựng mục tiêu và các giá trị văn hóa cốt lõi của các trường mầm non ngoài công lập ở Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.

S

TT Nội dung Điểm đánh

giá TB

Thứ bậc

1 Mục tiêu của nhà trường được xây dựng trên cơ sở mục

tiêu phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương 3,6 3 2 Sứ mệnh thể hiện rõ giá trị và mong muốn của nhà trường 3,1 8 3 Tầm nhìn thể hiện rõ ràng chiến lược phát triển của nhà 3,0 9

S

TT Nội dung Điểm đánh

giá TB

Thứ bậc

trường

4 Có các quy định về hành vi của cán bộ, giáo viên, phụ

huynh và trẻ khi đến trường 3,3 6

5 Cán bộ, giáo viên tự giác, nghiêm túc chấp hành các quy

định, nội quy nhà trường 3,5 4

6 Phụ huynh và trẻ tự giác, nghiêm túc chấp hành các quy

định, nội quy nhà trường 2,9 10

7 BGH và GV có kỹ năng để đi đoàn kết, thống nhất 3,7 2 8 Các thành viên của trường được tham dự trong việc xây

dựng môi trường văn hóa 3,2 7

9 Giáo viên, nhân viên và trẻ được huấn luyện ngăn chặn và

giải quyết các xung đột, bất đồng 3,4 5

10 Các quyết định được ban hành với sự đóng góp ý kiến của

đội ngũ 3,8 1

Bảng kết quả trên cho thấy các trường mầm non ngoài công lập tại Thành phố Thủ Dầu Một đã quan tâm quản lý văn hóa trong mục tiêu và chính sách, hệ thống chuẩn mực và nội quy nhà trường. Những vấn đề được đánh giá cao như: “ Các quyết định ban hành được đồng thuận đóng góp của đội ngũ”, tiêu chí 7 “BGH và GV có kỹ năng để đi đến ý kiến thống nhất thậm chí ngay cả khi có quan điểm khác biệt”, hay tiêu chí 1 “Mục tiêu của nhà trường được xây dựng trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương” và tiêu chí 5 “Cán bộ, giáo viên tự giác, nghiêm túc chấp hành các quy định, nội quy nhà trường”. Bên cạnh đó còn có những vấn đề cần lưu ý như sứ mệnh của nhà trường, mỗi nhà trường đã xây dựng cho mình nội quy quy chế làm việc từ đó mỗi thành viên trong nhà trường, cha mẹ trẻ đã phần nào tự giác chấp hành. Tuy nhiên sự thảo luận để đi đến thống nhất đóng góp ý kiến của đội ngũ giáo viên, nhân viên chưa thật sự tập trung vẫn còn có những quan điểm trái chiều về việc xây dựng các mục tiêu, giá trị văn hóa của nhà trường bởi nhận thức về xây dựng văn hóa trong trường mầm non ngoài công lập của một số GV, NV vẫn còn mang nặng nhận thức cũ là trong trường mầm non chỉ cần trông trẻ là chính như tiêu chí 2, 3 và 6 là những tiêu chí được đánh giá thấp.

Các tiêu chí nêu trên đều được lựa chọn cao, trong đó dễ thấy sự quan tâm lớn của BGH đến chiến lược, mục tiêu của nhà trường và sự tham gia tích cực của các

thành viên trong nhà trường trong việc xây dựng môi trường văn hóa. Đó cũng chính là các mục tiêu văn hóa nhà trường đem lại cho mỗi nhà trường.

2.3.3. Thực trạng xây dựng nghi thức và hành vi, đồng phục ở các trường mầm non ngoài công lập ở Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

Thực trạng xây dựng nghi thức và hành vi, đồng phục, là một công việc không thể thiếu được trong các hoạt động ở trường mầm non. Việc xây dựng nghi thức và hành vi, đồng phục có ý nghĩa rất quan trọng. Thực trạng xây dựng nghi thức và hành vi, đồng phục tại các trường mầm non Thành phố Thủ Dầu Một qua ý kiến của CBQL, giáo viên, nhân viên và PHHS như sau:

Bảng 2.6. Bảng đánh giá thực trạng xây dựng nghi thức và hành vi, đồng phục

S TT Nội dung Điểm đánh giá TB Thứ bậc

1 Các logo, băng rôn, khẩu hiệu, đồng phục thể hiện được thể

hiện giá trị của nhà trường 3,8 1

2 Các nghi thức đơn giản, phù hợp 3,4 5

3 Đồng phục màu sắc phù hợp, đẹp, hấp dẫn trẻ 3,1 8 4 Tất cả các ngày truyền thống được tổ chức kỷ niệm Các ngày lễ

và các lễ hội được tổ chức long trọng, ý nghĩa; 3,5 4 5 Tổ chức cho tất cả các thành viên trong trường cùng được tham

gia và đóng góp công sức trong ngày lễ hội 3,3 6 6 Tổ chức mời Phụ huynh và cộng đồng tham dự trong những

ngày lễ lớn 3,7 2

7 Các thành viên tham dự lễ hội đều thấy vui vẻ và phấn khởi 3,6 3

8 Tổ chức hoạt động phong trào, hội thi cho trẻ đảm bảo trẻ được

học mà chơi, chơi bằng học 3,0 9

9 Tất cả các ngày truyền thống được tổ chức kỷ niệm 3,2 7

Nhìn vào bảng thực trạng trên cho thấy, sự quan tâm của CBQL, GV, CMHS đến việc xây dựng nghi thức và hành vi, đồng phục là rất cao. Biểu hiện được đánh giá rất tốt là Băng zôn khẩu hiệu, đồng phục của nhà trường của trường mầm non đã thể hiện được giá trị triết lý của nhà trường. Tổ chức xây dựng nghi thức, hành vi là một hình thức quảng bá hình ảnh của nhà trường đối với phụ huynh và cộng đồng, không chỉ vậy còn là hình thức giáo dục trẻ. Do vậy “Phụ huynh và cộng đồng tham dự trong những ngày lễ lớn” được đánh giá rất cao cũng được các trường quan tâm với điểm

trung bình cộng là 3,7 điểm. Qua bảng trên cho thấy CBQL đã quan tâm đến các ngày hội sự kiện là rất cao như (tiêu chí 1 và tiêu chí 6) nhưng về hiệu quả chất lượng tổ chức thì vẫn còn ở mức trung bình như tiêu chí 9, 3, 8. Trò chuyện với các CBQL và

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)