Vai trò, vị trí, tầm quantrọng của việc xâydựng văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 30 - 31)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

1.4.1. Vai trò, vị trí, tầm quantrọng của việc xâydựng văn hóa nhà trường

văn hóa nhà trường hỗ trợ kiểm soát hành vi, hạn chế tiêu cực và xung đột

VHNT hỗ trợ việc kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường phát triển lên. Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính VHNT là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ GV hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn. Từ đó giúp các thành viên trong nhà trường thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Nó tạo ra những dư luận tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của nhà trường. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; và khi xung đột là không thể tránh khỏi thì VHNT tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột.

Ở trường mầm non ngoài công lập nói riêng và trường mầm non nói chung, VHNT góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, tạo “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn.

Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ ràng VHNT đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học.

1.4. Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường mầm non ngoài công lập

1.4.1. Vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường mầm non ngoài công lập mầm non ngoài công lập

Thứ nhất, xây dựng VHNT ở trường mầm non ngoài công lập là xây dựng tài sản lớn của NT. Điều này được xác định dựa trên những căn cứ sau: NT là nơi bảo tồn vào lưu truyền các giá trị VH; NT là nơi đào tạo những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo VH cho tương lai; và NT là nơi con người với con người cùng hoạt động để chiếm lĩnh các giá trị VH của nhân loại.

Thứ hai, xây dựng VHNT là tạo động lực làm việc. Bởi VHNT giúp CBGV, NV và HS thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. VHNT tích cực

giúp cho CBGV, NV, HS có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của NT, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của NT. VHNT phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các ttành viên trong tập thể sư phạm NT.

Thứ ba, xây dựng VHNT là hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân được thực hiện bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận,... Khi NT phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính VHNT là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà QL và đội ngũ GV hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.

Thứ tư, xây dựng VHNT là để hạn chế tiêu cực và xung đột: Bởi VHNT tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của NT. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; và khi xung đột là không thể tránh khỏi thì VHNT tạo ra hành lang pháp lý để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên dựa trên quy tắc, chuẩn mực của NT.

Thứ năm, xây dựng VHNT là nâng cao chất lượng các hoạt động của NT: Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế tiêu cực và xung đột,…rõ ràng VHNT đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong NT.

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)