Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 83 - 85)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp quản lý VHNT không thể tách rời từng biện pháp mà phải sử dụng chúng như có sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau để làm sao mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng trong hoạt động quản lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường MN ngoài công lập thành phố Thủ Dầu Một được xây dựng ở trên không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về hình thức mà còn có mối quan hệ biện chứng về nội dung.

Đối với biện pháp 1: Đây là biện pháp quan trọng chi phối tất cả các biện pháp còn lại, vì khi các CBQL có nhận thức, hiểu biết tốt đối với vai trò, giá trị và ý nghĩa của VHNT đối với việc phát triển GD&ĐT thì việc xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường MN ngoài công lập thành phố Thủ Dầu Một sẽ đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ đó có thể nói nếu biện pháp 1 được đảm bảo thì các biện pháp còn lại như: tổ chức, chỉ đạo, lập kế hoạch, kiểm tra và đánh giá đều có khả thi hơn đối với việc phát triển VHNT . Tuy nhiên, vấn đề nâng cao nhận thức không chỉ đối với CBQL mà cần phảinâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư tại địa phương về tầm quan trọng, ý nghĩa và sự cần thiết đẩy mạnh phát triển VHNT hiện nay.

Riêng việc xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường MN ngoài công lập thành phố Thủ Dầu Một không vì đánh bóng nhà trường mà bản chất vấn đề là vì mục tiêu nâng cao chất lượng GD - nhu cầu phổ quát trong xã hội hiện đại, từ đó với vai trò quản lý trường học Hiệu trưởng các trường MN phải đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt biện pháp này, khai thông nhận thức, tích cực tham gia phát triển VHNT. Như đã biết, hệ quả về sự nhận thức đúng đắn có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại, bởi vậy các trường MN phấn đấu phát triển một nhà trường “đạt chuẩn văn hóa” thì cần được trang bị sự hiểu biết về VHNT ở các trường hiện nay.

Đối với biện pháp 2 :Là một trong những biện pháp không kém phần quan trọng, bởi việc xây dựng kế hoạch là quá trình sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành, thời gian, công việc được định sẵn, đồng thời có sự phân công công việc đối với mỗi cá nhân con người một cách cụ thể, rõ ràng không bị trùng lắp và bố trí vật lực hợp lý, từ đó các công việc được tiến hành một cách chủ động, thuận lợi hơn có thể để đạt được hiệu quả cao nhất nhưng đồng thời tiết kiệm được thời gian, hạn chế chi phí hơn. Vì vậy, việc lập kế hoạch trong quản lý GD ở các

trường MN được coi là “khâu đầu tiên” của chu trình quản lý, có vị trí quantrọng mang yếu tố quyết định đến chất lượng mục tiêu của phát triểnVHNT. Ngoài ra, việc lập kế hoạch phát triển VHNT là một trong những nhiệm vụ tối ưu đối với CBQL trường mầm non cho nên cần phảiquan tâm, làm thật tốt biện pháp này nhằm góp phần khẳng định vị thế nhà trường trong các trường mầm non của địa phương. Nhờ lập kế hoạch rõ ràng hợp lý sẽ là tiền đề quan trọng đểnâng cao nhận thức, triển khai kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá mang lại kết quả tốt hơn.

Đối với biện pháp 3: Để phát triển VHNT đạt kết quả tốt nhất thì việc tổ chức triển khai kế hoạch đòi hỏi phải rõ ràng, cụ thể và chi tiết là yếu tố cần thiết nhất nhằm hạn chế việc trùng lắp, trồng chéo giữa các công việc, nhiệm vụ, chức năng lẫn nhau. Tuy nhiên, muốn đạt được những vấn đề này đòi hỏi phải có thời gian chuẩn bị lâu dài, sự kiên trì, nhẫn nại, bên cạnh đó cần có sự đầu tư các nguồn lực xã hội như vật lực, trí lực và tài chánh tham gia vào việc phát triển VHNT ở các trường MN được tốt hơn.Đặc biệt là sự đồng thuận, đồng lòng của các cấp lãnh đạo địa phương, CBQL, GV, nhân viên, cha mẹ HS; mặt khác, rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, tập thểGV phải có tinh thần hợp tác, phối hợp nhịp nhàng với nhau, nếu những vấn đề này được phát triển tốt nó sẽ có ý nghĩa quyết định đến sự thành công tiến trình quản lý phát triển VHNT như kế hoạch đề ra. Như vậy qua biện pháp này cho thấy việc phát triển VHNT ở các Trường mầm non NCL thành phố Thủ Dầu Một muốn đạt kết quả cao không chỉ có nhận thức, kế hoạch mà còn cần phải có biện pháp triển khai kế hoạch phù hợp.

Đối với biện pháp 4: Công việc theo sau việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý phát triển VHNT đó là giai đoạn mà các CBQL điều khiển cho hệ thống hoạt động đạt mục tiêu đề ra. Để nâng cao hiệu quả quản lý phát triển VHNT, yêu cầu đối với CBQL trường mầm non cần đổi mới chức năng chỉ đạo, có nghĩa là không được lơ là buông lỏng mà cần thường xuyên liên tục theo dõi, động viên, tác động đến nhận thức, khơi dậy nội lực, ý thức trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu phát triển VHNT theo đúng lộ trình đề ra.

Đối với biện pháp 5: Đây là một trong những biện pháp tương đối khá quan trọng trong việc xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường MN ngoài công lập thành phố Thủ Dầu Một hiện nay. Bởi đối với CBQL có vị trí vai trò đứng đầu một tổ chứccho nên việcthường xuyên tiến hành tổ chứckiểm tra, đánh giá đối với tập thể cán bộ GV, HS nhà trường trong việc xây dựng phát triển VHNT để thấy được những khó khăn, khúc mắt cũng như những nguyên nhân, yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường MN ngoài công lập thành phố Thủ Dầu Một, đồng thời đưa ra những mặthạn chế bất cập đang diễn ra trong quá trình triển khai, tổ

chức, quản lý của mình, từ đó có những chủ trương, chính sách hỗ trợ kịp thời.

Đối với biện pháp 6: GD không phải là việc riêng của ngành GD và ngành GD không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao nếu không có sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Đảng, Chính quyền, các tổ chức, lực lượng xã hội xác định đầy đủ và ý thức được trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu phát triển GD địa phương, coi đây là mục tiêu trọng tâm về phát triển KT - XH ở địa phương và làm tốt công tác xã hội hóa GD đồng nghĩa với việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

Qua phân tích về vai trò và ý nghĩa của từng biện pháp ta thấy, dù mỗi biện pháp tuy có nội dung khác nhau nhưng đều có chung mục tiêu là xây dựng và phát triển VHNT. Vì vậy, giữa các biện pháp có mối liên hệ với nhau, luôn bổ sung cho nhau góp phần làm ngăn ngừa những yếu tố bất cặp làm ảnh hưởng đến việc phát triển VHNT. Tuy nhiên, việc áp dụng những biện pháp này vào thực tiễn phải mang tính đồng bộ, nhưng cũngphải căn cứ tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng trường và đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương. Cho nên mọi biện pháp phải được vận dụng sáng tạo, linh hoạt và có thể bổ sung thêm những biện pháp khác nhằm đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)