Thực trạng xâydựng các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viê nở

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 56 - 58)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

2.3.6. Thực trạng xâydựng các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viê nở

ở trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

Nhà trường luôn giữ vai trò trung tâm trong việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó gia đình học sinh và các mối quan hệ xã hội khác cũng là một lực lượng giáo dục quan trọng. Vì vậy giữa nhà trường – gia đình – xã hội cần giữ mối quan hệ chặt chẽ. Nếu quan hệ tốt sẽ góp phần cho việc giáo dục của nhà trường trở

nên tích cực hơn. Song đó chỉ là mối quan hệ bổ trợ bên ngoài. Ở đây khi nói đến việc phát triển VHNT, hơn bao giờ hết nhà trường phải đảm bảo các mối quan hệ bên trong cũng như quan hệ giữa lãnh đạo với GV, nhân viên; giữa GV với GV, GV với HS, HS với HS. Các mối quan hệ nêu trên đều có ảnh hưởng đến phát triển nhà trường nói chung và phát triển VHNT nói riêng. Bỡi mối quan hệ tốt đẹp đó giúp cho lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng) giảm áp lực làm việc khi biết chia sẻ quyền lãnh đạo, phát huy tính tự chủ của giáo viên, học sinh trong mọi hoạt động cùng nhau vì mục tiêu là đưa nhà trường phát triển. Và cũng chính mối quan hệ tốt đẹp tạo điều kiện cho các thành viên trong nhà trường có sự tôn trọng quyết định, sự phân công, sự chỉ đạo của hiệu trưởng; tích cực hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra; tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho lãnh đạo để hoàn thiện bản thân và công việc được tốt hơn.

Khi quản lý, chỉ đạo công tác phát triển VHNT nhà quản lý cũng hết sức quan tâm đến mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau vì đây là tất cả những mối quan hệ cần thiết góp phần làm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. Cụ thể, giữa giáo viên với giáo viên nếu có quan hệ tốt thì sẽ đoàn kết, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn, biết học hỏi lẫn nhau, quan tâm đến nhau cùng nhau tích cực trao đổi về phương pháp và kĩ năng giảng dạy cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Còn đối với mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, nếu giáo viên quan tâm đến việc giáo dục học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh, khuyến khích học sinh phát biểu và tạo ra môi trường học tập có lợi cho học sinh thì học sinh sẽ cảm thấy vui vẽ, thoải mái học tập và cảm thấy mình có giá trị nên sẽ tự nguyện bày tỏ quan điểm cá nhân, biết thể hiện trách nhiệm của mình đối với gia đình, thầy cô và bản thân. Từ đó, học sinh sẽ biết tự khám phá , tích cực tương tác với giáo viên, với bạn học, biết nỗ lực phấn đấu để đạt thành tích học tập tốt nhất. Giữa học sinh với học sinh cũng có mối quan hệ đoàn kết thân ái, hợp tác, thân thiện; học hỏi, hiểu biết lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Phát triển được các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên trên đây sẽ góp phần rất lớn tạo nên sự thành công cho công tác phát triển VHNT nói chung, trường mầm non nói riêng. Việc tìm hiểu nội dung này được thông qua câu hỏi số 06 của phiếu khảo sát. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9. Kết quả biểu hiện xây dựng các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên các trường mầm non ngoài công lập TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.

S

TT Nội dung Điểm đánh

giá TB

Thứ bậc

1 Mối quan hệ hợp tác tích cực giữa GV với trẻ 3,8 1 2 Sự chăm sóc giáo dục nhiệt tình, chuyên nghiệp của

GV đối với trẻ 3,2 7

3 Mối quan hệ chan hòa, tích cực giữa các trẻ trong

nhóm lớp, trong trường 3,1 8

4 Mối quan hệ thân thiện giữa BGH và phụ huynh 3,3 6 5 Mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên và phụ huynh 3,4 5 6 Mối quan hệ thân thiết giữa BGH và giáo viên 3,7 2 7 Mối quan hệ thân thiết giữa BGH với nhân viên 3,5 4 8 Mối quan hệ vui vẻ giữa các GV, NV trong trường 3,6 3

Qua bảng kết quả khảo sát cho thấy xây dựng các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên trong trường mầm non đã được quan tâm và có trách nhiệm đánh giá thẳng thắn, nghiêm túc. Các mối quan hệ giữa giáo viên với trẻ, mối quan hệ thân thiết giữa BGH với giáo viên, và mối quan hệ vui vẻ giữa các giáo viên và nhân viên trong nhà trường được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên mức độ đánh giá chưa cao như sự chăm sóc giáo dục nhiệt tình, chuyên nghiệp của giáo viên đối với trẻ chưa thực sự chuyên nghiệp, hay mối quan hệ chan hòa tích cực giữa các trẻ trong nhóm lớp, mức độ đánh giá trung bình ở mối quan hệ giữa giáo viên và nhân viên và mối quan hệ giữavới phụ huynh. Điều đó phần nào phản ánh thực trạng các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên trong trường mầm non hiện nay cũng như giác quan nhận thức trong giao tiếp ứng xử giữa CBQL với CMHS và giữa GV với trẻ, giữa các trẻ trong nhóm lớp. Từ đó người Hiệu trưởng cần quan tâm để chỉ đạo thực hiện xây dựng mối quan hệ giao tiếp ứng xử giữa BGH với CMHS, giữa GV với trẻ, giữa các trẻ với nhau trong nhóm lớp, trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)