Thực trạng xâydựng niềm tin, thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 55 - 56)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

2.3.5. Thực trạng xâydựng niềm tin, thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân

Điều quan trọng nhất trong công tác quản lí nhà trường đó là xây dựng và phát triển được niềm tin, thái độ đúng đắn và làm thỏa mãn ước muốn của mỗi cá nhân trong nhà trường.Và muốn làm được điều đó, đòi hỏi từng nhà trường phải có định hướng GD những giá trị tốt đẹp cho học sinh nói riêng và cho từng thành viên trong nhà trường nói chung. Chẳng hạn như giáo dục tính tự lập, giáo dục cho học sinh có lối sống, có hành động, cử chỉ, tác phong giao tiếp đúng mực. Đồng thời, cần phát triển cho cán bộ GV và HS có niềm tin, thái độ đúng đắn vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, với các hoạt động giáo dục của nhà trường, với các vấn đề xã hội và ứng xử có văn hóa trong các mối quan hệ trong nhà trường cũng như ngoài nhà trường. Phát triển thái độ và niềm tin của các thành viên trong nhà trường, sẽ tạo ra động lực phấn đấu và đồng thời cũng là cơ sở của việc đánh giá chất lượng giáo dục VHNT. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người quản lí phải có cơ chế, hoạch định chính sách phù hợp đáp ứng cảm xúc ước muốn cá nhân, tạo bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác,tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, khuyến khích mối quan hệ hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau; tạo bầu không khí học tập tích cực cho học sinh. Xây dựng mối quan hệ ứng xử, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò. Mở rộng nhu cầu và mong muốn của giáo viên và học sinh làm cho mọi người cảm thấy vui vẽ khi được công tác, học tập trong nhà trường, luôn biểu thị cảm xúc “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui ”. Ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên về vấn đề này thu được trong câu hỏi số 5 của phiếu trưng cầu ý kiến phần phụ lục.

Bảng 2.8. Thực trạng xây dựng niềm tin, thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân

S

TT Nội dung Điểm đánh

giá TB

Thứ bậc

1 Các hoạt động xây dựng niềm tin, thái độ, cảm xúc

và ước muốn cá nhân thực hiện nghiêm túc, hiệu quả 3,7 2 2

Các ý kiến đóng góp trong xây dựng của niềm tin, thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân của giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ thường xuyên được ghi nhận

3,3 6

3 Có sự điều chỉnh kịp thời sau mỗi ý kiến đóng góp hợp

lý. 3,5 4

4 Thường xuyên cập nhật những yêu cầu văn hóa mới theo

sự chỉ đạo của cấp trên 3,6 3

5 Tổ chức bổ sung những yêu cầu văn hóa mới phù hợp

với yêu cầu xã hội hiện đại 3,4 5

6 Những thông tin cần thiết được ghi nhận để rút kinh

nghiệm 3,8 1

7

Những ý kiến đóng góp tích cực trong xây dựng của niềm tin, thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân được lưu trữ rõ ràng trong hồ sơ

3,2 7

Qua khảo sát trên cho thấy mức độ quan tâm của CBQL nhà trường đến việc quản lý xây dựng niềm tin, thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân là chưa thật sự cao, tổng trung bình cộng của các tiêu chí đạt 3,5. Qua phỏng vấn, một số cán bộ quản lý trường mầm non cho biết tại trường của họ chưa có xây dựng niềm tin, thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân, do vậy những giá trị truyền thống chưa được quan tâm, họ chỉ làm theo kinh nghiệm. Điều này thể hiện sự quan tâm của CBQL đối với việc quản lý xây dựng niềm tin, thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân trong trường mầm non còn nhiều hạn chế. Do vậy cần phải có biện pháp chỉ đạo phối kết hợp của các cấp trong việc quản lý xây dựng niềm tin, thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân trong trường mầm non.

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)