Thực trạng về lập kế hoạch xâydựng văn hóa nhà trường ở các trường

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 58 - 60)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

2.4.1. Thực trạng về lập kế hoạch xâydựng văn hóa nhà trường ở các trường

công lập Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

2.4.1. Thực trạng về lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một

Như tại chương 1 luận văn đã trình bày; một trong những yếu tố quyết định thành công của nhà quản lý trong bất cứ hoạt động nào đó đều phải xây dựng kế hoạch. Trong việc xây dựng VHNT của các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ

Dầu Một cũng thế. Vì vậy, tác giả đã tiến hành tìm thực trạng về lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường của các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một bằng bảng hỏi với nội dung như sau:

1. Xây dựng kế hoạch VHNT ;

2. Xây dựng kế hoạch theo chuyên đề VHNT; theo chuyên đề tháng, học kỳ 3. Điều chỉnh kế hoạch xây dựng VHNT theo yêu cầu mới;

4. Quản lí việc báo cáo chuyên đề kế hoạch xây dựng VHNT; Dưới dây là kết quả khảo sát:

Bảng 2.10. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non ngoài công lập TP Thủ Dầu Một, Bình Dương

Tiêu chí Đối tượng Lập kế hoạch xây dựng VHNT Tốt Khá TB Yếu 1. Xây dựng kế hoạch VHNT CBQL 20,0% 6,7% 50,0% 3,3% GV 12,5% 50,0% 32,5% 5,0% 2. Xây dựng kế hoạch theo chuyên đề

VHNT; theo chuyên đề tháng, học kỳ

CBQL 13,1% 33,5% 46,5% 6,9% GV 10,0% 30,0% 47,5% 12,5% 3. Điều chỉnh kế hoạch xây dựng

VHNT theo yêu cầu mới

CBQL 70,2% 16,4% 10,0% 3,3% GV 78% 15,0% 5,0% 2% 4. Quản lí việc báo cáo chuyên đề kế

hoạch xây dựng VHNT

CBQL 7% 36,3% 53,3% 3,3% GV 17,5% 40,0% 37,5% 5,0%

Từ số liệu của bảng 2.10, có thể rút ra những nhận xét sau đây:

Đối với các nội dung trong công tác lập kế hoạch tại các trường MN NCL trên địa bàn khảo sát, tác giả nhận thấy công tác lập kế hoạch được CBQL đánh giá mức tốt thấp nhất là 7%, cao nhất là 70,2%. Còn GV có từ 10,0% đến 75,5% đánh giá ở mức tốt cho tất cả các nội dung. Còn ở mức trung bình khá cao cụ thể, CBQL chiếm từ 46,7 % đến 53,3%, GV từ 32,5% đến 47,5 %. Riêng chỉ có nội dung điều chỉnh kế hoạch xây dựng VHNT theo yêu cầu mới VHNT được CBQL và GV đánh giá mức độ tốt nhiều hơn (CBQL có 70,2% số ý kiến, GV có 78%). Điều đó cho thấy công tác lập kế hoạch phát triển VHNT tại địa bàn TP Thủ Dầu Một chưa tốt nhưng có xác định điều chỉnh kế hoạch cụ thể.

Và để làm rõ thêm nội dung này, tác giả đã dùng phương pháp phỏng vấn CBQL(Hiệu trưởng) tại 02 Trường MN NCL TP Thủ Dầu Một bằng câu hỏi:“ Thưa Cô! Cô vui lòng cho biết công tác lập kế hoạch xây dựng VHNT ở trường cô đang công tác được thực hiện như thế nào ?”. Tác giả đã thu được kết quả như sau: Hầu hết các trường

MN NCL trong TP Thủ Dầu Một đều lồng ghép kế hoạch phát triển VHNT (chỉ một vài nội dung liên quan đến VHNT) vào kế hoạch năm học mà không có kế hoạch riêng cho công tác này. Do lồng ghép nên có xác định thời gian định kì là một năm (có kiểm tra đánh giá kế hoạch năm học cuối mỗi học kì). Trong số 2 trường thì có Trường MN Thanh Bình có xây dựng được kế hoạch chăm sóc hoa kiểng và cũng có xác định mốc thời gian kiểm tra, đánh giá định kì là một học kì của năm học. Nhưng chỉ có kế hoạch này thì chưa đủ để kết luận đây là kế hoạch chung cho công tác xây dựng VHNT.Vì vậy, ở trường MN Thanh Bình nói riêng và các trường MN NCL trên địa bàn TP Thủ Dầu Một nói chung cần phải lập kế hoạch riêng, cụ thể cho công tác xây dựng VHNT song song với kế hoạch năm học để góp phần làm nâng cao chất lượng GD cho nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)