Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực và phù hợp

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 70 - 71)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực và phù hợp

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải phản ánh đúng thực tế, phù hợp với thực trạng được khảo sát, nói đúng hơn là phù hợp với quản lí công tác phát triển nhà trường của các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một,

phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và các nguồn lực sẵn có của các trường. Đồng thời, thể hiện tầm hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn của nhà Quản lí khi tìm kiếm giải pháp khả thi triển khai thực hiện mục tiêu, kiểm tra, giám sát hoặc tiếp tục khai thác thông tin và phản hồi của các thành viên để thực hiện việc điều chỉnh. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quan điểm khi giải quyết vấn đề GD phải đảm bảo sự biện chứng giữa xây và chống, giữa phát triển và ngăn chặn. Trong đó tăng cường khả năng kháng thể của các chủ thể trước tác động xấu của mỗi trường là yếu tố quan trọng và quyết định. Các hoạt động GD trong các nhà trường từ nhiệm vụ GD chính trị tư tưởng, hoạt động chuyên môn và các hoạt động VH, văn nghệ, thể dục thể thao cần phải tạo ra một môi trường tích cực, lành mạnh. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nhà trường với phát triển kinh tế XH địa phương, xây dựng một XH học tập và một môi trường sống văn minh. Từ đó, nhà Quản lí đưa ra kết luận cuối cùng của quá trình GD, vẽ lên một bức tranh tổng thể góp phần đáp ứng nhu cầu cần phát triển của công tác quản lý phát triển VHNT tại các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Một phần của tài liệu Quản lý văn hóa nhà trường tại các trường mầm non ngoài công lập thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương 1 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)