9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
1.6.2. Yếu tố chủ quan
1.6.2.1 Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
CBGV, NV và HS là những người trực tiếp tham gia xây dựng VHNT, vì vậy họ cần có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phương pháp về xây dựng VHNT; về các mối quan hệ giữa các thành viên trong NT; về tình hình thực trạng cũng như mục tiêu, nhu cầu mong muốn của các cá nhân, tổ chức trong xây dựng VHNT của chính NT mình. Nếu có được sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn của đội ngũ CBGV, NV và HS về vai trò của VHNT thì sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng VHNT của đơn vị.
Như đã phân tích ở trên, HS là lực lượng đông đảo nhất, là lực lượng có ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng VHNT. HS có nhận thức đúng về vai trò của VHNT thì sẽ hình thành hành vi có VH. Thông qua các cơ chế tâm lý như bắt chước, đồng nhất, a dua, HS có thể hình thành thái độ và hành vi có hoặc không có VH của mình. Từ đó ảnh hưởng đến VH chung của NT.
1.6.2.2 Năng lực lãnh đạo quản lý của hiệu trưởng
Lãnh đạo NT, trước hết là hiệu trưởng có vai trò quyết định đối với việc QL công tác xây dựng VHNT. Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu là người đưa ra ý tưởng, quan
điểm để xây dựng VHNT, tổ chức triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên về xây dựng VHNT, triển khai các kế hoạch của NT về xây dựng VHNT. Chính vì vậy đòi hỏi người hiệu trưởng có năng lực và trình độ QL lãnh đạo tốt. Đó là năng lực về quản trị chiến lược, năng lực QL sự thay đổi, năng lực xây dựng các mối quan hệ, năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định, năng lực giao tiếp,…
Ngoài năng lực và trình độ QL của hiệu trưởng thì nhận thức của nhà lãnh đạo về QL xây dựng VHNT, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, kinh nghiệm, sự nêu gương của người lãnh đạo, QL cũng ảnh hưởng rất lớn đến QL xây dựng VHNT.
1.6.2.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
Một NT vững mạnh là có đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng đội ngũ CBGV. Chất lượng đội GV tác động trực tiếp đến sự nhận thức của họ về hoạt động xây dựng VHNT. Một khi nhận thức đúng thì dẫn đến hành động cũng đúng. Chính vì thế, đội ngũ GV có chất lượng thì sẽ thuận lợi hơn trong việc tạo sự đồng thuận và hợp tác để xây dựng VHNT. CBGV còn là cầu nối quan trọng để truyền đạt kế hoạch xây dựng VHNT đến HS. Ngoài ra đội ngũ GV có chất lượng thường luôn hướng tới những giá trị VH tốt đẹp. Chính bản thân họ sẽ thừa nhận khả năng của bản thân mình và thừa nhận bản thân của đồng nghiệp. Tóm lại, chất lượng đội ngũ có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình xây dựng VHNT.
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1 tác giả đã nghiên cứu và xây dựng khung lý thuyết về xây dựng VHNT của trường mầm non ngoài công lập. Trong đó, tác giả đã xây dựng được hệ thống các khái niệm chính, đó là: Quản lý; quản lý giáo dục; quản lý nhà trường; khái niệm văn hoá; văn hoá nhà trường; và khái niệm quản lý xây dựng văn hoá nhà trường. Bên cạnh đó còn đề cập đến vai trò của VHNT; đặc trưng của VHNT.
Luận văn đã tiếp cận nghiên cứu QL xây dựng VHNT MN theo cách tiếp cận chức năng QL, tiếp cận nội dung, tiếp cận thực tiễn. Dựa trên cách tiếp cận này, luận văn đã xác định được 4 nội dung cơ bản trong QL xây dựng VHNT MN như sau: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá xây dựng VHNT của trường mầm non ngoài công lập.
Luận văn cũng đã phân tích lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến QL xây dựng VHNT của trường mầm non ngoài công lập. Bao gồm có các yếu tố khách và các yếu tố chủ quan. Cơ sở lý luận được xây dựng ở Chương 1 này sẽ giúp tác giả luận văn tiếp tục nghiên cứu, điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng ở Chương 2, đề xuất biện pháp xây dựng VHNT của trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ở Chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP THÀNH PHỐ THỦ DẦU
MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1. Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1. Mục đích điều tra, khảo sát
Tìm hiểu thực trạng xây dựng VHNT của các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
2.1.2. Nội dung điều tra, khảo sát
Tìm hiểu nhận thức của giáo viên, nhân viên, CBQL và Cha mẹ học sinh về văn hóa nhà trường của các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Đánh giá thực trạng thực hiện văn hóa nhà trường của giáo viên ở trường mầm non của các trường mầm non ngoài công lập.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường của các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
2.1.3. Đối tượng và phương pháp khảo sát
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh. - Thời gian khảo sát: Từ tháng 1, 2/2021
- Phương pháp khảo sát: Điều tra bằng phiếu hỏi (Phụ luc) với các đối tượng: 500 người, gồm:
Bảng 2.1. Tên các trường khảo sát.
Tên trường khảo sát Giáo viên Nhân viên Phụ huynh
MN Tuổi Hồng 22 10 20 MN Hoa Hồng 14 10 20 MN Thanh Bình 16 10 20 MN Khai Trí 10 10 20 MN Minh Thảo 20 10 20 MN Tương Lai 20 10 20 MN Phù Đổng 10 10 20 MN Ánh Sáng 34 10 20 MN Mai Anh 32 10 20 MN Ánh sao 22 10 20 TỔNG 200 100 200
Quan sát cảnh quan sư phạm của các trường mầm non đến điều tra: Mầm non Tuổi Hồng,Hoa Hồng, Thanh Bình, Khai Trí, Minh Thảo, Tương Lai, Phù Đổng, Ánh Sáng, Mai Anh, Ánh Sao.
Tập hợp thống kê các bảng hỏi, xử lý số liệu từ bảng hỏi, lập các bảng kết quả tổng hợp từ bảng hỏi theo đối tượng: cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh.
2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu
Nhập số liệu khảo sát và thực hiện các phép toán thống kê cơ bản trên phần mềm Excel. Để xử lý và đánh giá kết quả khảo sát được trong các bảng ở chương 2, tác giả sử dụng các công thức tính phần trăm và giá trị trung bình các mức độ khảo sát thu thập được như sau:
Xử lý kết quả khảo sát
+ Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát trên phiếu
Bộ công cụ sử dụng để điều tra thực trạng gồm các biểu mẫu thống kê để thu nhập số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu. Các phiếu thăm dò ý kiến để tìm hiểu về nhận thức, ý kiến đánh giá và các ý kiến đóng góp về các nội dung vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp thiết kế thang đo
Thang đo được sử dụng chủ yếu trong các mẫu phiếu khảo sát là thang đo định danh để xác định tên gọi, giới tính và một số đặc điểm của đối tượng khảo sát; thang đo thứ tự và thang đo khoảng để tính các tham số trong thống kê mô tả như số trung bình, tỷ lệ phần trăm...
Quy ước thang đo với 4 mức độ: Thí dụ: 1- Chưa đạt, 2- Đạt, 3- Khá, 4- Tốt.
Bảng 2.2. Quy ước mức độ thang đo.
Điểm trung bình KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1 - 1.75 Chưa đạt
1.76 - 2.5 Đạt
2.6 - 3.25 Khá
3.26 - 4 Tốt
Sau khi thiết kế bảng khảo sát ý kiến, tiến hành nhập dữ liệu và phân tích để tính điểm trung bình của từng yếu tố theo công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố:
Các chữ viết tắt trong các bảng, biểu gồm có:
N: Tổng số người được khảo sát, SL: số lượng, TL: tỷ lệ, ĐTB: Điểm trung bình. Cách tính điểm trung bình chung trong các xử lý kết quả khảo sát có 4 mức độ trong khảo sát, đánh giá là: Tốt, khá, trung bình, kém hoặc Rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng và không quan trọng…tương đương với mức độ A, B, C, D trong xếp
loại. Hoặc đối với trường hợp chỉ có 3 mức độ Tốt, Trung bình, Chưa tốt (Ngoài ra, trong công thức tính giá tri trung bình, A còn được hiểu là số người được hỏi đánh giá tốt hoặc tương đương, B là số người đánh giá khá hoặc tương đương, C và D là số ngươì đánh giá trung bình và kém.
Công thức tính điểm với 4 mức độ, mức độ A= 4 điểm, mức độ B= 3 điểm, mức độ C = 2 điểm và mức độ D = 1 điểm. Gọi X là điểm trung bình cộng, công thức tính điểm trung bình cộng là: X = (4A+3B+2C+D) : N
Trong đó N = A+B+C+D. Trong công thức trên, X có Max = 4, Min = 1 và có 4 mức độ đánh giá. Định khoảng giữa các mức độ là 0.75 ((Max- Min): 4)
Theo đó, việc xếp loại các mức độ khảo sát đạt được sẽ là: Từ 1 đến 1.75: kém; từ 1.76 đến 2.51: trung bình; từ 2.52 đến 3.27: khá và từ 3.28 đến 4: tốt
Bảng 2.3. Quy ước thang đo.
Điểm trung bình X TẦM QUAN TRỌNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG MỨC ĐỘ CẦN THIẾT Từ 3,28 đến 4 Rất QT Tốt Từ 2,52 đến 3,27 QT Khá từ 1,76 đến 2,51 Ít QT Trung bình Từ 1 đến 1,75 Không QT Yếu
2.2. Khái quát điều kiện kinh tế xã hội và giáo dục của thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Một, tỉnh Bình Dương
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Thành phố Thủ Dầu Một hiện là đô thị loại I,là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị của tỉnh Bình Dương và một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thành phố Thủ Dầu Một có 14 phường trực thuộc, gồm: Chánh Mỹ, Chánh Nghĩa, Định Hòa, Hiệp An, Hiệp Thành, Hòa Phú, Phú Cường, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thọ, Tân An, Tương Bình Hiệp.
Trong đó, phường Phú Cường là phường trung tâm, nơi đặt trụ sở UBND thành phố. Phường Hòa Phú là phường trung tâm của khu đô thị Thành phố mới Bình Dương, nơi đặt trung tâm hành chính tỉnh.
Hiện nay, Thủ Dầu Một là 1 trong 7 thành phố trực thuộc tỉnh không có xã trực thuộc (cùng với Bắc Ninh, Dĩ An, Đông Hà, Huế, Sóc Trăng và Vĩnh Long).
bắc, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thị trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13 và Đường Mỹ Phước - Tân Vạn.
Thành phố Thủ Dầu Một được thành lập ngày 2 tháng 5 năm 2012 theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Thủ Dầu Một và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm 2012.
Thành phố Thủ Dầu Một nằm ở phía tây nam tỉnh Bình Dương, có sông Sài Gòn chảy men theo ở phía tây và có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thị xã Tân Uyên
Phía tây giáp huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh Phía nam giáp thành phố Thuận An
Phía bắc giáp thị xã Bến Cát.
Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 118,67 km² và 351.893 người có đăng ký cư trú (thống kê năm 2020), dân số quy đổi bao gồm cả người không đăng ký cư trú khi nâng cấp lên đô thị loại I năm 2017 là 502.976 người.
Văn hóa luôn được chú trọng, nhất là phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Thành phố Thủ Dầu Một có 01 trung tâm văn hóa đa dụng, 15 công viên, 01 thư viện; 14 nhà văn hóa phường; 20 trung tâm học tập cộng đồng, nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis, có 31.205 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa; 20 bưu điện văn hóa;
Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương là trung tâm của cả tỉnh, nơi được xem là cái nôi của nhiều khu di tích lịch sử, nơi thiêng liêng với nhiều hoạt động sôi nổi. Một số địa điểm di tích lịch sử như sau:
1. Chùa Hội Khánh 2. Chùa Bà Thiên Hậu
3. Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường 4. Miếu Thanh An 5. Chùa Tây Tạng 6. Đình Phú Cường 7. Nhà tù Phú Lợi 8. Chợ Thủ Dầu Một 9. Nhà cổ Đốc Phủ Đẩu 10. Đình Tân An 11. Đình Thần Tương Bình Hiệp 12. Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến
13. Tòa nhà trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương
Hình 2.2. Bản đồ văn hóa tại Thành phố Thủ Dầu Một
Bên cạnh đó GD cũng được coi trọng. Mục tiêu tổng quát của Thành phố Thủ Dầu Một về Kinh tế - xã hội là coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Và để đạt được điều đó, đòi hỏi sự chung tay phấn đấu của tất cả thành viên trong nhà trường vì mục tiêu chất lượng GD&ĐT mà trong đóVHNT là một thứ
tài sản lớn nhất của nhà trường, tạo động lực quan trọng để nâng chất lượng GD ở các trường mầm non được tốt hơn.
2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục Thành phố Thủ Dầu Một
Năm học 2019-2020, tổng số trường công lập trực thuộc là 56 trường: Mầm non (MN): 23; tiểu học (TH): 21; trung học cơ sở (THCS): 12. Tổng số trường ngoài công lập có 50 trường (01 trường TH-THCS, 49 trường mầm non) và 48 cơ sở nhóm lớp mầm non độc lập. Ngoài ra, có 05 trường THPT và 04 trường trung - tiểu học ngoài công lập thuộc Sở GDĐT có lớp TH, THCS. So với cùng kỳ tăng 05 trường mầm non ngoài công lập, giảm 02 cơ sở nhóm/lớp.
Tổng số học sinh 68.251 học sinh/2053 nhóm/lớp. Trong đó, công lập là 49.686 học sinh/1.325 nhóm/lớp; ngoài công lập là 18.565 học sinh/728 nhóm/lớp.
Về đội ngũ, tính đến quý III-2020 đội ngũ toàn ngành ngoài công lập là 1.599 người/1.381 nữ (không tính 116 trường hợp hợp đồng ngắn hạn).
Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được quan tâm, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện bổ nhiệm, song song với việc củng cố, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, có kinh nghiệm trong công tác, đảm bảo hiệu quả đáp ứng nhu cầu công tác; bố trí đội ngũ giáo viên giảng dạy đảm bảo tỉ lệ giáo viên/lớp phù hợp với năng lực chuyên môn và vị trí việc làm.
Đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng, 43 người: Xếp loại Tốt 14, tỷ lệ 32,56%; xếp loại Khá 20, tỷ lệ 46,51%; xếp loại Đạt 09, tỷ lệ 20,93% .
Đánh giá Chuẩn Phó Hiệu trưởng, 48 người: Xếp loại Tốt 10, tỷ lệ 20,83%; xếp loại Khá 29, tỷ lệ 60,42%; xếp loại Đạt 09, tỷ lệ 18,75% .
Giáo viên 1501 người: Xếp loại Tốt 74, tỷ lệ 10,56%; xếp loại Khá 382, tỷ lệ 54,49%; xếp loại Đạt 242, tỷ lệ 34,52%; Chưa đạt 03, tỷ lệ 0,43%.
Các trường mầm non nghiêm túc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 và sửa đổi, bổ sung theo và Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 do Bộ GDĐT ban hành. Các đơn vị tổ chức thực hiện theo hướng phát triển chương trình, không đóng khung chủ đề, các đơn vị tự khai thác, chọn lựa chủ đề căn cứ vào thực tế văn hóa địa phương, nhu cầu và khả năng của trẻ.
Trình độ đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên các trường được chuẩn hóa, giàu kinh nghiệm, luôn yêu nghề, mến trẻ nên chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ của các trường mầm non ngày càng được nâng cao. Các trường mầm non ngày càng ổn định, hoạt động có nề nếp và được sự quản lý chặt chẽ của phòng GD&ĐT, của UBND các phường và các trường mầm non trên địa bàn thành phố. Vì thế, giáo