9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo triển khai kế hoạch xâydựng VHNTở các
loại Tốt trong khoảng từ 16,7 % đến 26,7%; loại Khá trong khoảng từ 33,3% đến 73,3%; loại Trung bình trong khoảng từ 6,7% đến 46,7%) và GV xếp loại Tốt trong khoảng từ 15,0% đến 25,0%; loại Khá trong khoảng từ 25,0% đến 37,5%; loại Trung bình trong khoảng từ 35,0% đến 40,0%). Còn lại là yếu.
- Trong tổ chức lực lượng triển khai kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một, tiêu chí được đánh giá cao nhất là
Lựa chọn, sắp xếp, triển khai các nội dung hoạt động, công việc phục vụ cho công tác xây dựng VHNT; tiêu chí được đánh giá thấp nhất là Huy động các nguồn lực đảm bảo cho công tác xây dựng VHNT triển khai có kết quả( GV đánh giá yếu đến 20,5%).
Vì thế, khi triển khai các biện pháp tổ chức lực lượng triển khai kế hoạch xây dựng VHNT cần chú ý đến biện pháp đảm bảo các điều kiện để phát triển và quản lí phát triển hiệu quả công tác tổ chức lực lượng triển khai kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một.
2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo triển khai kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một
Đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo triển khai kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một của các đối tượng khảo sát được thể hiện ở bảng 2.12.
Bảng 2.12. Đánh giá công tác chỉ đạo triển khai kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một
Tiêu chí Đối
tượng
Chỉ đạo công tác phát triển VHNT
Tốt Khá TB Yếu
1. Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng kế hoạch của công tác xây dựng VHNT.
CBQL 35,7% 31,1% 33,2% 0%
GV 20,0% 36,0% 31,5% 12,5%
2. Khắc phục kịp thời những khó khăn, thiếu sót trong quá trình xây dựng VHNT.
CBQL 53,3% 33,3% 13,3% 0%
GV 15,5% 47,0% 24,0% 13,5%
3. Có biện pháp chỉ đạo phù hợp cho công tác xây dựng VHNT.
CBQL 3,3% 40,0% 40,0% 6,7% GV 11,5% 36,5% 42,0% 10,0%
Tiêu chí Đối tượng
Chỉ đạo công tác phát triển VHNT
Tốt Khá TB Yếu 4. Có các hình thức chỉ đạo thích hợp để công tác xây dựng VHNT đạt kết quả tốt nhất. CBQL 3,5% 10,0% 46,5% 40,0% GV 5,0% 17,5% 62,5% 15,0% Nhận xét bảng số liệu 2.12, ta thấy:
- Thực trạng chỉ đạo công tác xây dựng VHNT ở các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một thì CBQL và GV có sự đánh giá cao về nội dung “Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng kế hoạch của công tác phát triển VHNT”. Cụ thể, CBQL xếp loại tốt 35,7%, Khá 31,1%, Trung bình 33,2 % không có loại yếu. Còn GV xếp loại Tốt 20,0 %, Khá 36,0 %, Trung bình 31,5 %, yếu 12,5 %. Điều này được giải thích vì đây là một phần trong kế hoạch năm học nên CBQL có nhiệm vụ nhắc nhỡ, động viên các cá nhân, bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sự việc này được GV thấy rõ qua những lần động viên, nhắc nhỡ từ CBQL nên nghiêm túc thực hiện.
- Tuy nhiên trong các tiêu chí chỉ đạo công tác phát triển VHNT ở các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một, tiêu chí Có các hình thức chỉ đạo
công tác xây dựng VHNT phù hợp được các đối tượng khảo sát đánh giá thấp nhất
(xếp loại Tốt CBQL là 3,5%, GV là 5,0%, loại Khá CBQL 10,0%,GV là 17,5%, loại Trung bình CBQL là 46,5%,GV là 62,5%, loại yếu CBQL là40,0%, GV là 15,0%). Vì thế, khi đề xuất các biện pháp quản lí xây dựng VHNT ở các trường mầm non ngoài công lập Thành phố Thủ Dầu Một cần chú ý hơn đến các hình thức chỉ đạo phù hợp để đem lại hiệu quả tốt cho công tác phát triển VHNT.
Ngoài việc khảo sát bằng bảng hỏi, tác giả đã dùng phương pháp phỏng vấn CBQL như sau : “Xin Cô hãy cho biết thực tế tại đơn vị, để chỉ đạo cho công tác xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện, nhà trường đã tiến hành các hướng chỉ đạo như thế nào? Có thường xuyên hay không?”. Kết quả thu được như sau: Đa số CBQL tại trường MN NCL trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một đều cho rằng để nâng cao chất lượng GD, nhà trường đã thường xuyên tổ chức hội thảo các chuyên đề và rút kinh nghiệm giảng dạy để GV học tập, thực hiện nghiêm túc phân phối chương trìn; định kì cuối học kì hoặc cuối năm tiến hành kiểm tra hồ sơ sổ sách của GV. Những hoạt động trên, hiện nay được Ban giám hiệu nhà trường thực hiện và xem đó như là một hình thức giúp cho việc tăng cường khả năng giám sát nhằm nâng cao chất lượng GD trong đơn vị mình chứ tại các trường trong Thành phố Thủ Dầu Một
chưa có một Hiệu trưởng nào xây dựng kế hoạch chỉ đạo riêng cho công tác phát triển VHNT vì tất cả đều cho rằng: Để xây dựng VHNT, phải làm nhiều việc, bằng nhiều cách. Phải bắt đầu từ các cấp quản lý ngành, lãnh đạo các trường có chủ trương, kế hoạch triển khai, kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá; đó là điều kiện tiên quyết. Tiếp đến, đội ngũ nhà giáo phải chú ý GDVH, đây là nhân tố rất quan trọng. Nhưng thực tế tại trường công tác chỉ đạo giám sát các hoạt động văn hóa của nhà trường là rất khó khăn phức tạp vì chúng ta không thể tách biệt việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường qua việc thể hiện các nguyên tắc, chuẩn mực, năng lực, trình độ, phong cách của các thành viên trong quá trình học tập, giảng dạy cũng như hoạt động quản lý song song với việc kiểm tra đánh giá thường xuyên việc học tập để tính chất lượng GD. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học gắn với mục tiêu xây dựng VHNT cần phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GV qua các buổi sinh hoạt chuyên đề của tổ chuyên môn, tổ bộ môn của Sở GD&ĐT Bình Dương tổ chức tập huấn; Ban giám hiệu giám sát việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, góp ý kiến cụ thể, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong giảng dạy lồng ghép công tác GD VHNT bằng việc tổ chức các hoạt động dã ngoại cho HS, tham quan trãi nghiệm cho GV như: thăm các di tích lịch sử, học tập truyền thống cách mạng lịch sử hào hùng của dân tộc, qua đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giúp các em có động cơ học tập tốt và GV cũng có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn.