9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
1.4.3. Nội dung xâydựng văn hóa nhà trường của trường mầm non ngoài công
công lập
Mỗi nhà trường dù có ý thức hay không cũng sẽ tạo ra VHNT của mình trong quá trình tổ chức dạy và học. Tuy nhiên, xây dựng VHNT một cách chủ động, với tư cách một nội dung để thực sự có tác động gia đình tích cực đến các thành viên trong nhà trường, tác động đến chất lượng dạy và học thì đây là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong nhà trường, trước hết là người Hiệu trưởng.
Dựa trên cơ sở của các yếu tố cấu thành VHNT, có thể xác định các nội dung cơ bản của xây dựng VHNT trường mầm non ngoài công lậpbao gồm:
1.4.3.1 Xây dựng các mục tiêu và chính sách, chuẩn mực và nội quy của trường mầm non ngoài công lập
Xây dựng các mục tiêu và chính sách chuẩn mực, nội quy của NT phù hợp với chuẩn mực do Bộ GD&ĐT ban hành, mặt khác đảm bảo phù hợp, cần thiết đối với NT nhằm tạo dựng một môi trường GD có VH. Xây dựng các chuẩn mực VH giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ giữa GV với HS và mọi người một cách có VH.
trong kế hoạch phát triển của NT mầm non NCL, gắn với sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường để trở thành thông điệp trong nhận thức và hành động của mỗi thành viên trong NT, thành mục tiêu phấn đấu của mỗi thành viên trong NT. Đồng thời, chuẩn mực và nội quy được duy trì và đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đến các thành viên trong NT để thực hiện tốt.
1.4.3.2 Xây dựng nghi thức và hành vi, đồng phục của trường mầm non ngoài công lập
Xây dựng các nghi thức của NT vừa đảm bảo các quy định của cơ quan chức năng, vừa phù hợp với đặc điểm NT mình. Các nghi lễ, nghi thức của NT gồm các hoạt động: Chào cờ, hát quốc ca, hội họp, lễ kỷ niệm, tuyên dương khen thưởng, cách chào hỏi, tiếp khách, trang phục…Các nghi thức này cần được thực hiện trang nghiêm, lịch sự.
Hành vi ứng xử là biểu hiện rõ nhất của VHNT. Chính vì vậy, trong xây dựng VHNT cần xây dựng hành vi ứng xử có VH của lãnh đạo, CB, GV, HS khi đến trường. Các hành vi ứng xử mà NT xây dựng phải đảm bảo văn minh, lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, thân thiện, vị tha,...
Lãnh đạo NT cần chú ý đến lựa chọn, thiết kế đồng phục cho HS. Đồng phục phải có tính thẩm mỹ, tiện dụng và tạo được bản sắc của NT. Đối với những trường có điều kiện thì có thể may đồng phục cho cán bộ y tế, văn phòng, bảo vệ của NT.
1.4.3.3 Xây dựng biểu tượng, các giá trị và truyền thống của của trường mầm non ngoài công lập
Nhà trường xây dựng cách thức thể hiện và sử dụng các biểu tượng r iê ng của NT như biển trường, khẩu hiệu, trang phục, đồng phục… Biểu tượng đảm bảo phải thực sự đặc trưng để khi nói đến NT là người nghe biết đặc trưng đó. Cần tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác.
Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có những giá trị VH của mình. Do đó mỗi NT cần phải xác định để xây dựng các giá trị riêng cho trường mình. Các giá trị này phải phù hợp với các giá trị theo triết lý GD chung, và phù hợp với đặc điểm NT cũng như mong muốn của các cá nhân trong trường đó. Đồng thời, loại bỏ những giá trị không còn phù hợp với yêu cầu của hoạt động GD trong bối cảnh đổi mới và hội nhập.
Xây dựng truyền thống tốt đẹp NT dựa trên các giá trị tốt đẹp có được nhằm phát triển VHNT. Truyền thống có được trên cơ sở duy trì và phát triển những kết quả, thành tích đã đạt được. Vì vậy trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của NT đòi hỏi các thành viên có ý thức, trách nhiệm nâng cao chất lượng về mọi mặt để tạo ra truyền thống tốt đẹp của NT. Trong môi trường NT có truyền thống tốt đẹp, mỗi cá nhân, tổ chức sẽ có ý thức hơn về trách nhiệm của mình để góp phần tu dưỡng, rèn luyện
phấn đấu vươn lên.
1.4.3.4. Xây dựng niềm tin, thái độ, cảm xúc và ước muốn tất cả CBQL, GV, NV và HS trong trường mầm non ngoài công lập
Trước hết, xây dựng một niềm tin và thái độ đúng đắn cho tất cả CBQL, GV, NV và HS trong trường mầm non ngoài công lập. Để từ đó các thành viên trong NT có niềm tin, thái độ đúng đắn đối với các hoạt động GD của NT, với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tạo niềm tin và thái độ của CBQL, GV, NV và HS đối với các hoạt động GD của NT; tạo bầu không khí tin cậy trong CB, GV, NV, thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Từ đó làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc khi được công tác, học tập trong NT.
1.4.3.5 Xây dựng các mối quan hệ giữa các thành viên của trường mầm non ngoài công lập
Trong mối quan hệ giữa CBQL với GV, NV, hiệu trưởng phát huy tính dân chủ; sự quan tâm; giao tiếp ứ ng xử VH đối với GV, NV; mạnh dạn trao quyền cho GV trong hoạt động dạy và học; tạo điều kiện thuận lợi cho GV, NV an tâm khi thực hiện nhiệm vụ; tôn trọng, khuyến khích GV, NV tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho lãnh đạo NT nhằm thực hiện tốt mục tiêu GD mà NT đã đề ra.
Quan hệ giữa GV với GV thể hiện sự tôn trọng nhau về chuyên môn, thể hiện tình đồng nghiệp; tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Trong quan hệ giữa GV với GV phải chân thành, thẳng thắn, đặc biệt phải thể hiện sự giao tiếp, ứng xử văn hóa với nhau. Có sự đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, quan tâm giúp đ ỡ l ẫ n nhau hoàn thành nhiệm vụ và cùng tiến bộ.
Giữa GV và HS: GV không chỉ có một nhân cách tốt mà còn có cách giao tiếp ứng xử VH. GV cần đặt tình thương và trách nhiệm đối với HS lên hàng đầu. Đối với HS phải tôn trọng, lễ phép với GV; Là HS trong NT phải có tính kỷ luật đối với việc thực hiện nội quy NT. Trong quan hệ giữa HS với HS cũng cần phải xây dựng mối quan hệ giao tiếp, ứng xử văn hóa; đoàn kết; tôn trọng nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.