chúng cơ bản sau: giới tài chính, giới truyền thông đại chúng, công chúng thuộc các cơ quan Nhà nước, các nhóm công dân hành động, các tổ chức quần chúng trực tiếp, quần chúng đông đảo và công chúng nội bộ.
Như vậy, trong các quyết định Marketing của mình, doanh nghiệp cần quan tâm đúng mực tới các tầng lớp công chúng bên trong cũng như bên ngoài để tranh thủ được sự ủng hộ của họ nhằm góp phần nâng cao danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp đối với đông đảo người tiêu dùng trong xã hội.
Nội bộ doanh nghiệp
Nhiệm vụ quan trọng của hệ thống Marketing là phải giúp doanh nghiệp tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng trên thị trường mục tiêu của mình.
Như vậy, các quyết định Marketing trước hết phải đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được các nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cụ thể cũng như các chính sách và định hướng của ban lãnh đạo trong từng giai đoạn nhất định. Do đó, lãnh đạo công ty có tác động lớn nhất tới hiệu quả hoạt động của hệ thống Marketing. Các nhà quản trị Marketing cần biết phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng khác trong công ty như: Tài chính – Kế toán, bộ phận cung ứng vật tư, nghiên cứu triển khai, những người thiết kế, bộ phận nhân sự và bộ phận sản xuất.
1.4. TIÊU CHÍ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANHNGHIỆP NGHIỆP
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành
bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng ngành cũng như là ngoài ngành. Do vậy, chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mới có thể tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm… Như vậy, cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một tất yếu khách quan để mỗi doanh nghiệp có thể trụ vững, tồn tại trong một cơ chế thị trường. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, quyết định sự sống còn, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp đồng thời đem lại lợi ích cho nền kinh tế thể hiện qua các vai trò cơ bản:
Hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh góp phần nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, từ đó cũng đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.