xe máy Honda của doanh nghiệp.
2.2.2.1. Nhân tố vĩ mô
Một: Môi trường dân số học
Nghiên cứu môi trường dân số học ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ là nghiên cứu trong khuôn khổ quy mô, mật độ, địa điểm, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và các thống kê khác. Môi trường dân số học là quan tâm chính đối với các nhà kinh doanh xe máy, bởi nó bao hàm con người, mà con người thì làm nên thị trường.
Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009 thì tổng dân số của tỉnh Phú Yên là 862 nghìn người, mật độ dân số 171 người/km2. Trong đó thành thị 20%, nông thôn 80%. Người trong độ tuổi từ 18 – 59 tuổi chiếm 67,3% dân số. Tốc độ tăng trưởng dân số tại Phú Yên là 0,9%/năm và tốc độ tăng dân số thành thị là 2,5%/năm.
Công ty TNHH TM Công nghiệp Phú Yên là HEAD ủy nhiệm của Honda để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm xe gắn máy trên địa bàn mục tiêu Tp. Tuy Hòa có dân số khoảng 275 nghìn người (Báo Phú Yên 2009), mật độ dân số 2570 người/km2. Ta thấy mật độ dân số ở đây rất đông đã tạo ra một nguồn nhu cầu xe máy lớn và nguồn nhân lực dồi dào tạo điều kiện cho FIPEXIM ngày càng phát triển.
Hai: Môi trường chính trị - pháp luật:
Các quyết định của hoạt động kinh doanh thương mại xe máy chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những phát triển của môi trường chính trị - pháp luật bao gồm luật pháp, cơ quan nhà nước và các nhóm áp lực đang ảnh hưởng và gây hạn chế cho doanh nghiệp.
Pháp quy điều tiết doanh nghiệp: Đa số các doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam điều đồng ý rằng hệ thống làm việc hiệu quả nhất nếu ít ra phải có một sự điều tiết nào đó. Sự điều tiết được lập định hoàn hảo có thể khuyến khích cạnh tranh và đảm bảo thị trường công bằng cho sản phẩm và dịch vụ. Do đó, Các
chính phủ trong đó Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ đã triển khai chính sách công để lèo lái thương mại – tức tập hợp những luật lệ và quy định hạn định doanh nghiệp vì lợi ích của xã hội. Và hoạt động tiêu thụ xe máy của FIPEXIM cũng bị chi phối bởi rất nhiều luật lệ và quy định.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) được quy định dựa trên tiêu chí của Điều 10bis Công ước Paris (1883) và kinh nghiệm lập pháp của các nước. Nghị định số 54/200/NĐ - CP ngày 3/10/2000 (gọi tắt là NĐ 54) quy định trực tiếp về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền SHCN (điều 25). Điều 24 NĐ 54 liệt kê các hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
1. Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích: a, Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất, kinh doanh khác trong sản xuất, kinh doanh của mình; b, Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất, kinh doanh khác trong sản xuất, kinh doanh khác của mình; c, Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ… cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, lựa chọn hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh
2. Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người khác mà không được người đó cho phép.
Điều này đã tác động trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm xe máy của doanh nghiệp thương mại nói chung và Công ty TNHH TM Công nghiệp Phú Yên nói riêng. Ngoài ra, các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại còn phải tuân theo Luật thương mại 2005, quyết định số 42/QĐ – XTTM về việc ban hành “Quy chế giải quyết hồ sơ khuyến mại và hội chợ triễn lãm” và thông tư 07/2007/TTLT-BTM-BTC THÔNG TƯ LIÊN TỊCH “Hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi
tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại” của Bộ thương mại – Bộ Tài chính.
Ba: Môi trường kinh tế:
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế: Tỉnh Phú Yên hiện có nền kinh tế phát triển khá, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 là 12,3%/năm và chuyển dịch theo định hướng CNH, HĐH. Đến năm 2010, công nghiệp xây dựng chiếm 34,9%, dịch vụ chiếm 36,4%, nông-lâm-ngư nghiệp chỉ chiếm 28,7% trong cơ cấu GDP. Thu ngân sách năm 1990, lúc mới tái lập tỉnh, chỉ 40 tỉ đồng, đến năm 2010 đã tăng lên hơn 1.200 tỉ đồng;. Toàn tỉnh có hơn 1.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 33 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tốc độ tăng trưởng của tỉnh Phú Yên trong giai đoạn hiện nay khá cao sẽ kéo theo thu nhập bình quân đầu người ở tỉnh tăng và nhu cầu mua xe máy để đi lại tăng. Do vậy, Doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ để thõa mãn nhu cầu của khách hàng.
Thu nhập bình quân đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v.. Làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên.
Cũng theo điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008 của Tổng cục thống kê cho thấy trong giai đoạn 2002 - 2008 thu nhập bình quân đầu người tại Phú Yên tăng 108%/năm, tương đương với mức tăng bình quân 110% của cả khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. GDP bình quân đầu người ở Phú Yên đạt 15,8 triệu đồng/năm (2010 – Báo Phú Yên). Như vậy, ta thấy GDP/người ở Phú Yên nằm ở mức trung bình so với khu vực duyên hải Nam trung bộ.
Yếu tố lạm phát: Năm 2010 với việc tăng nhanh giá cả một số hàng hóa thiết yếu thế giới tiếp tục tăng cao (giá dầu thô và giá xăng - gas tăng, sắt thép, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng do kinh tế thế giới phục hồi, giá cả nguyên vật liệu tăng trên 10%), giá vàng biến động mạnh; Trung Quốc mất mùa nên đã thu hút hàng hóa của Việt Nam khá mạnh. Trong nước, dịch bệnh trong nông
nghiệp, bão lũ nặng nề ở miền Trung làm ảnh hưởng khá lớn đến cung cầu hàng hóa, giá lương thực thực phẩm tăng do việc chủ động đưa giá lên để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước và nông dân; tăng lương cơ bản, tăng chi phí giáo dục, y tế; do chi tiêu ngân sách và đầu tư công khá lớn những năm qua và cả năm 2010; kết hợp tỷ giá tăng, giá vàng tăng, yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát trong dân dẫn đến tổng cầu tăng đột biến, làm giá tăng mạnh đã làm lạm phát ở Việt Nam năm 2010 lên hai con số. Đặc biệt là tăng giá vàng và xăng dầu trong nước như giá vàng tăng 29% trong năm 2010 so với 2009, giá xăng dầu tăng 6,32% so với cùng thời điểm năm 2009.
Lạm phát năm 2010 là 11,75% (theo vnexpress.net). Như vậy, mức lạm phát 2 con số của Việt Nam trong năm 2010 đã chính thức được khẳng định. Con số 11,75% tuy không quá bất ngờ nhưng vẫn vượt so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm gần 5%. Trong tháng 12/2010, mức tăng giá tiêu dùng (CPI) của cả nước là 1,98%, cũng là mức tăng cao nhất trong năm.
Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào, làm tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ của Công ty TNHH TM Công nghiệp Phú Yên. Do đó, Việc tỷ lệ lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ xe máy của Công ty.
Lãi suất cho vay của ngân hàng: Là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của Công ty nếu lãi suất cho vay tăng làm chi phí kinh doanh tăng dẫn đến giá bán tăng và mức tiêu thụ xe máy giảm và ngược lại. Hiện nay, mức lãi suất đang biến động rất mạnh. Tiêu biểu so sánh lãi suất tại thời điểm 12/2009 và 12/2010 như sau: Hiện lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 11-13%/năm (12/2009). Sang năm 2010 lãi suất cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất từ 18 - 20%/năm. Tức là mức tăng lãi suất năm 2010 tăng lên 9,09% so với năm 2010. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Công ty nói riêng và hoạt động tiêu thụ nói riêng. Bởi vì, trong kinh doanh xe máy lãi xuất tác động đến hai yếu tố:
Thứ nhất: Doanh nghiệp đi vay để mua xe máy từ nhà sản xuất xe máy Honda hay đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh. Trong trường hợp này, nếu
lãi xuất cho vay tăng làm chi phí kinh doanh tăng, giá vốn hàng bán khi mới nhập tăng làm giảm khả năng tiêu thụ xe máy của Công ty vì giảm sự cạnh tranh về giá xe máy so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai: Người tiêu dùng (Khách hàng) đi vay để mua xe máy của Công ty. Vì lãi suất cho vay tăng làm cho số tổng số tiền bỏ ra để mua xe máy của Công ty tăng lên. Khách hàng giảm mức cầu về xe máy gây ảnh hưởng đến tiêu thụ xe máy của Công ty.
Chính sách thuế: Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụ giảm. Theo điểm đ.1.Điều 2 về đối tượng chịu thuế của luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH 13 ngày 14/11/2008 ban hành thì Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 với mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 20%. Điều này đã nâng giá thành xe SH 150 cc kéo theo mức tiêu thụ xe máy SH 150 cc của Công ty giảm.
Hiện nay, Công ty TNHH TM Công nghiệp Phú Yên trong lĩnh vực kinh doanh xe máy Honda đang bị chi phôi bởi 41/2002/QĐ-TTg ngày 18/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chống thất thu thuế GTGT và thuế TNDN qua giá bán trong hoạt động kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy và Thông tư số 69/2002/TT-BTC ngày 16/08/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 41/2002/QĐ-TTg (nêu trên), Quyết định số 41/2002/QĐ-TTg ngày 18/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 69/2002/TT-BTC ngày 16/08/2002 của Bộ Tài chính để các cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy biết và thực hiện.
Bốn: Môi trường công nghệ:
Môi trường công nghệ tác động đến hoạt động tiêu thụ rất đa dạng, tùy thuộc khả năng công nghệ của doanh nghiệp mà các tác động này có thể đem lại các cơ hội hoặc gây ra các mối đe dọa đến hoạt đông tiêu thụ. Và trong ngành kinh doanh thương mại xe máy Honda cũng không phải là ngoại lệ. Hiện nay công nghệ được xem là một trong các vũ khí cạnh tranh tạo ra sự khác biệt. Ngày nay, khoa hoạc kỹ thuật phát triển nhanh đã làm cho sản phẩm đa dạng, rút ngắn
vòng đời sản phẩm. Từ đó có nhiều cơ hội tốt cho những Công ty lớn, có đầu tư công nghệ hiện đại cho ra nhiều sản phẩm đa cao cấp, độc đáo, phục vụ cho nhu cầu phong phú của người tiêu dùng. Nhu cầu về đi lại ngày càng tăng cao, thì công nghệ là yếu tố đầu vào mà các nhà sản xuất, phân phối cần thiết để giảm chi phí tăng lợi nhuận.
Mặt khác, do công nghệ phát triển với thu nhập tăng làm cho sự cạnh tranh về giá chuyển sang sự cạnh tranh về sự khác biệt về sản phẩm hoặc dịch vụ kèm theo. Nó trở thành nguy cơ cho Công ty nếu không kịp thời đầu tư công nghệ. Và ngược lai.