Tình hình vốn:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ xe máy tại công ty TNHH TM công nghiệp phú yên (Trang 48 - 50)

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua 3 năm

(ĐVT: Triệu đồng)

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nguồn Vốn GT % GT % GT % A. Nợ phải trả 23.720,91 81,65 24.401,34 82,74 28.152,61 84,80 I. Nợ ngắn hạn 23.194,17 79,84 23.875,33 80,96 27.711,20 83,47 II. Nợ dài hạn 526,74 1,81 526,01 1,78 441,40 1,33 B. Vốn chủ sở hữu 5,330.91 18,35 5.089,51 17,26 5.046,38 15,20 I. Vốn chủ sở hữu 4.000,00 13,77 4.000,00 13,56 4.000,00 12,05 II. Nguồn KP, quỹ khác 1.330,91 4,58 1.089,51 3,69 1.046,38 3,15

Tổng nguồn vốn 29.051,82 100 29.490,85 100 33.198,99 100

(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng phân tích ta thấy:

Cuối năm 2010 tổng nguồn vốn tương đối lớn. Năm 2008 tổng nguồn vốn là 29.051,82 (triệu đồng); năm 2009 tổng nguồn vốn là 29.490,85 (triệu đồng); trong đó, đến năm 2010 tổng nguồn vốn là 33.198,99 (triệu đồng). Chứng tỏ Công ty đã đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư vào các công cụ hỗ trợ bán hàng, máy móc thiết bị và các loại dây chuyền công nghệ mới. Tình hình sử dụng vốn của Công ty được thực hiện qua việc phân bố các loại tài sản và nguồn vốn trong công ty.

Cụ thể là:Nguồn vốn của Công ty chủ yếu hình thành từ 2 nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Trong đó, nguồn vốn vay luôn chiếm tỷ trọng lớn (>81%) trong cơ cấu nguồn vốn. Qua cơ cấu nguồn vốn ta thấy hiện nay Công ty có xu hướng tăng huy động vốn từ nguồn vốn vay và giảm nguồn vốn huy động từ vốn chủ sở hữu. Tiêu biểu, năm 2008 chiếm 81,67% trong cơ cấu nguồn vốn, năm 2009 tăng 1,09%

so với năm 2008, năm 2010 tăng 2,06% so với năm 2009. Và vốn chủ sở hữu năm 2008 chiếm 18,35% trong cơ cấu nguồn vốn và giảm dầm qua 2 năm 2009, 2010.

Xu hướng huy động vốn:

Nguồn vốn huy động từ bên ngoài:

Tăng huy động vốn từ nguồn vốn vay nợ ngắn hạn bằng cách chiếm dụng vốn của nhà cung ứng, khách hàng và công nhân viên trong công ty, các khoản phải nôp nhà nước. Tiêu biểu, nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn. Năm 2008 chiếm tỷ lệ 79,84%, năm 2009 tăng 1,12% so với năm 2008, năm 2010 tăng 2,51% so với năm 2009.

Giảm huy động vốn từ nguồn vốn vay nợ dài hạn từ ngân hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu:

Giảm nguồn kinh phí và quỹ khác.

Nhận xét: Nguồn vốn của Công ty tăng qua các năm, tuy nhiên trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ Công ty đã làm tốt trong khâu chiếm dụng vốn để kinh doanh đây là một ưu điểm vì biết cách chiếm dụng vốn của người khác để làm sinh lời cho Công ty mình. Tuy nhiên, Công ty cần quản lý nguồn vốn cẩn trọng vì cách làm này giống như con dao hai lưỡi, nếu Công ty không chủ động vốn thì nếu nợ phải trả đến hạn trả đến hạn mà Công ty không có khả năng thanh toán thì ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của công ty. Vì vậy, Công ty cần lưu ý có biện pháp để kiểm soát vấn đề này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ xe máy tại công ty TNHH TM công nghiệp phú yên (Trang 48 - 50)