7. Bố cục của đề tài
2.1. Hiện trạng phát triển du lịch tại một số khu du lịch sinh thái tỉnh Quảng
2.1.1.1. Cơ sở hạ tầng
Nếu lấy mốc từ ngày chia tách tỉnh Quảng Nam vào năm 1997, ngành du lịch dịch vụ Quảng Nam khá đơn điệu bởi cơ sở hạ tầng gần như chẳng có gì. Nắm bắt kịp thời xu thế chung, tỉnh Quảng Nam đã định hướng phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững, dựa trên các nền tảng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, mở rộng ra các địa bàn. Phát triển các loại hình DLST gắn với cộng đồng và đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch từ chỗ khơng có gì đến đủ sức kết nối các tuyến du lịch chính.
Trước đây, khách du lịch từ mọi miền muốn đến KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu nằm ở xã Cẩm Thanh thì phải đi vào con đường nhỏ vịng qua phố cổ Hội An. Tham quan KDL sinh thái Hồ Phú Ninh sẽ đi vào con đường quốc lộ 1A, con đường rẽ vào KDL đi rất khó khăn. Nhưng hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các tuyến đường huyết mạch để phát triển du lịch. Trong đó, phải kể đến tuyến đường nối từ Đà Nẵng - cầu Cửa Đại với những hạng mục quan trọng như cầu Đế V ng và cầu bắc qua sơng Cổ Cị và đường dẫn lên cầu Cửa Đại. Trong đó, tuyến đường nối cầu Cửa Đại và cầu Đế V ng có chiều dài 4,2 km, mặt đường rộng 38m và các hạng mục phụ trợ, vận tốc thiết kế đạt 70 km/h. Tuyến đường này nối liền KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu và khu phức hợp Vinpearl Nam Hội An của tập đoàn Vingroup, trở thành đầu mối quan trọng giúp giảm áp lực giao thông đi qua phố cổ Hội An và tạo ra một lộ trình vơ cùng thuận tiện, dễ dàng cho khách du lịch tiết kiệm thời gian di chuyển.
32
Ngoài ra, dự án tuyến đường cầu Cửa Đại - Tam Kỳ sắp hoàn thành nối liền KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu và KDL sinh thái Hồ Phú Ninh lại với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và thu hút khách du lịch thơng các lộ trình Đà Nẵng - Hội An - Tam Kỳ và dự án nút giao vòng xuyến 2 tầng giữa quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam với đường trục chính từ cảng Chu Lai đến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cũng là một trong những điểm nhấn hạ tầng tại Quảng Nam.
Mặc dù những tuyến đường huyết mạch tại Quảng Nam đạt nhiều hạng mục nhưng theo đánh giá của khách du lịch đối với một số KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam, cơ sở hạ tầng trong các KDL sinh thái còn khá hạn chế, chưa được đầu tư phát triển. Dưới đây là một số nhận xét của khách du lịch khi đến tham quan tại các KDL.
- Tại KDL sinh thái Hồ Phú Ninh:
+ Chị Hà cho biết: “Mình đi lối phụ nhưng đường rẽ từ quốc lộ 1 đi vào KDL Hồ Phú Ninh khó đi, mặt đường xuống cấp trầm trọng”.
[Chị Hà, 25 tuổi, thành phố Đà Nẵng] + Anh Q chia sẻ: “Anh khơng nhìn thấy biển chỉ dẫn từ lúc đi, chỉ gần đến
KDL tầm 6km thì có một biển, tồn dùng google maps với hỏi người dân thơi.”
[Anh Q, 24 tuổi, tỉnh Quảng Nam] - Tại KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu:
+ Nguyễn Thị Thu Hà nhận xét: “Khách đến đơng nhưng hình như cơ sở hạ
tầng ở đây chưa phát triển, con đường trong KDL nhỏ mà khách đông đi rất bất tiện”.
[Chị Nguyễn Thị Thu Hà, 32 tuổi, tỉnh Quảng Nam] - Tại KDL sinh thái Thủy điện Duy Sơn 2:
+ Chị Huyền chia sẻ: “Tuy mình đi với nhóm bạn vào đây nhưng khá sợ vì
đoạn đường rất hoang vu và vắng. Nói về cơ sở hạ tầng thì mọi thứ ổn, chỉ có đường chạy xe máy lên gần suối khó đi nhưng bảng chỉ dẫn đến KDL rất ít vì thực chất chỉ đi mãi một con đường là đến thơi”.
33
Có thể nói, cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố đóng vai trị quan trọng trong việc phục vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Nhưng tại KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II, trải qua một thời gian hoạt động, cơ sở hạ tầng đã bị xuống cấp và chưa được đầu tư sửa chữa và cũng như quản lí KDL khơng chú trọng đến vấn đề này khiến cho khách du lịch vừa đến đã cảm thấy khơng hài lịng, để lại ấn tượng khơng tốt cho KDL và có lời phàn nàn về các vấn đề như hệ thống đường giao thông, các biển báo chỉ dẫn tiếp cận KDL, hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước,…