Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu 24228 161220202352365633TOANVAN DOANCAMGIANG 15CVNH (Trang 80 - 82)

7. Bố cục của đề tài

3.2. Một số giải pháp phát triển khu du lịch tại Quảng Nam

3.2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Du lịch sinh thái là xu hướng chủ đạo của các địa phương trong xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái và bền vững. Tuy nhiên, do chưa có định hướng phát triển r ràng đối với hoạt động du lịch sinh thái dẫn đến tình trạng “mạnh ai nấy làm”, chạy theo số lượng. Đối với chất lượng sản phẩm của các làng nghề, KDL sinh thái chưa được quan tâm đúng mức nên thiếu sức hấp dẫn để níu chân khách du lịch quay trở lại. Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phù

73

hợp cho mỗi thị trường khách du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ là một trong những giải pháp rất cần thiết để thu hút khách du lịch. Cụ thể:

Thứ nhất, xác định chiến lược phát triển du lịch gắn với các loại hình du lịch

sinh thái và du lịch làng nghề một cách chặt chẽ. Để phát huy được thế mạnh của tỉnh, mỗi KDL sinh thái phải liên kết chặt chẽ với các làng nghề, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa riêng của mình. Nhất là lựa chọn những ngành nghề độc đáo mà những nơi khác khơng có để xây dựng thành sản phẩm hàng hóa làng nghề đặc trưng có giá trị phục vụ khách du lịch. Đối với KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu, ngoài đưa khách du lịch tham quan hệ thống rừng dừa nước, chủ đầu tư KDL cần gắn với hoạt động tham quan các làng nghề tre, dừa nước của xã Cẩm Thanh. Đồng thời, liên kết với các làng nghề trong thành phố như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng đúc đồng Phước Kiều,… Tại KDL sinh thái Hồ Phú Ninh, để có thể đa dạng hóa dịch vụ du lịch, kết hợp tham quan giải trí trong KDL với làng nghề đan lát mây tre, dệt chiếu cói Thạch Tân. Ngoài ra, cần xây dựng tuyến điểm du lịch giữa KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II với làng dệt vải Duy Sơn, làng dệt lụa Duy Trinh,…

Thứ hai, tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp với các đối tượng khách du lịch

dựa vào di sản văn hóa thế giới và thiên nhiên như phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và Khu dự trự sinh quyển Cù Lao Chàm cùng với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn khác, 3 KDL sinh thái tỉnh Quảng tạo ra các sản phẩm gắn văn hóa lịch sử gắn với du lịch sinh thái và du lịch làng nghề, khách du lịch trải nghiệm các dịch vụ thể thao tại biển đảo mà đối tượng hướng đến chủ yếu là thị trường khách châu Âu. Tại mỗi KDL sinh thái của tỉnh, phải có những khu vực, sản phẩm dành cho khách châu Âu vui chơi, nghỉ dưỡng. Bởi thị hiếu khách du lịch châu Âu thường rất thích tham quan các di sản văn hóa trên thế giới và những sản phẩm nhẹ nhàng, có hàm lượng văn hóa cao.

Khác hẳn so với thị trường khách du lịch châu Âu, khách du lịch châu Á mà đặc biệt là Hàn Quốc và Trung Quốc rất thích tham quan khám phá các hoạt động giải trí mang tính cảm giác mạnh. Tất nhiên, khơng thể phân biệt đối xử thị trường khách du lịch nhưng phải có các giải pháp tách rời hai thị hiếu khách này và xây dựng mơ hình phục vụ khách du lịch khác nhau. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu

74

tham quan của khách du lịch ở mỗi KDL sinh thái mà còn đảm bảo mức độ phục vụ của lực lượng lao động trong KDL.

Thứ ba, bổ sung các dịch vụ du lịch tại các KDL sinh thái. Hiện nay, KDL

sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II cần bổ sung các CSVC - KT và thiết bị cho các hoạt động vui chơi giải trí tại hồ và suối như: xây dựng các chịi men theo con suối, mở rộng khơng gian đậu xe, cung cấp, nâng cấp khu vực lưu trú với các hạng từ 3 sao trở lên,… Đồng thời, liên kết các KDL sinh thái của tỉnh lại với nhau và với các

công ty lữ hành trong việc tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm, chú trọng đầu tư nâng cao

chất lượng sản phẩm du lịch mà không chạy theo số lượng, đáp ứng yêu cầu của khách du lịch.

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam có hơn 100 làng nghề truyền thống với các sản phẩm làng nghề khác nhau. Để làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, trong giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh đầu tư hơn 85 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển 16 làng nghề có tiềm năng ở các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Phú Ninh... và nhất là TP Hội An, Tam Kỳ. Đây là những làng nghề truyền thống có tiềm năng phát triển gắn với các KDL sinh thái trải dài từ vùng đồng bằng ven biển đến vùng sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam.

Để đảm bảo tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch ngoài việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm thì tính đa dạng và phong phú của chúng đóng vai trị quan trọng và cần thiết. Để đáp ứng vai trị này, q trình phát triển du lịch phải trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội, đa dạng các hoạt động kinh tế xã hội bằng cách lồng ghép các hoạt động du lịch vào các hoạt động của cộng đồng cư địa phương… Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi xã hội và nhu cầu phát triển, đó là điều kiện thuận lợi để làm sống dậy các làng nghề. Mặt khác, đa dạng hóa các sản phẩm làng nghề có chọn lọc sẽ góp phần nâng cao thương hiệu du lịch Quảng Nam theo mục tiêu phát triển du lịch sinh thái gắn với bản sắc văn hóa dân tộc và cộng đồng người dân địa phương.

Một phần của tài liệu 24228 161220202352365633TOANVAN DOANCAMGIANG 15CVNH (Trang 80 - 82)