7. Bố cục của đề tài
3.2. Một số giải pháp phát triển khu du lịch tại Quảng Nam
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như ngành du lịch sinh thái tỉnh Quảng Nam nói riêng. Nguồn nhân lực khơng bị cạn kiệt trong q trình khai thác mà ngược lại cịn có khả năng phục
75
hồi, tái sinh và phát triển nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý. Xét trên ngành du lịch, địi hỏi phải có một nguồn nhân lực lớn với nhiều loại trình độ khác nhau. Trên thực tế, tại các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam, hiện trạng nguồn nhân lực đang bị thiếu hụt và chất lượng còn kém so với tỉnh hay thành phố khác trong khu vực cả về năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên mơn và trình độ ngoại ngữ. Vì vậy, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh và đi vào các giải pháp:
Thứ nhất, đổi mới cơ bản công tác quản lý cũng như định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, ngoài các khu vực người dân trong địa điểm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, những khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hầu như làm nghề nông, chú trọng phát triển ngành nơng nghiệp. Vì vậy, cần xác định định hướng đưa ngành du lịch lên hàng đầu, từ đó làm cơ sở để đào tạo nguồn nhân lực và dự báo xu hướng phát triển du lịch, tránh hiện tượng đào tạo cấp tốc không bài bản để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch một cách bị động.
Thứ hai, xây dựng cơ sở đào tạo một cách hệ thống gồm dạy nghề và đào tạo
về du lịch tại khu vực địa phương. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cần phải trang bị kiến thức về chun mơn nghiệp vụ du lịch vì phần nhiều cán bộ, công chức ở cấp Tổng cục Du lịch và các địa phương từ các ngành khác, hoặc học các ngành khác nhau, chưa nắm vững được kiến thức chuyên ngành du lịch. Đối với nguồn nhân lực các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư dịa phương chú trọng bồi dưỡng kiến thức thị trường, ngoại ngữ và nghiệp vụ chuyên sâu, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Thứ ba, có chính sách ưu ái cho lực lượng lao động mà chủ yếu là cộng đồng
người dân địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch tại các KDL sinh thái trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như có những chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người dân lao động. Những chính sách này một mặt tạo động lực cho cộng đồng người dân địa phương tham gia làm du lịch, cải thiện đời sống, một mặt thực hiện đúng đắn theo nguyên tắc hoạt động của khu du lịch sinh thái.
Phát triển nguồn nhân lực giúp cho ngành du lịch phát triển trong mọi thời đại khoa học công nghệ và tồn cầu hóa. Một trong những điểm khác biệt tạo nên đặc điểm riêng có của ngành du lịch mà đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái trong
76
q trình tồn cầu hóa đó là thái độ phục vụ của nhân viên trong các đơn vị kinh doanh du lịch. Khả năng đáp ứng sự thỏa mãn trong việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch của khách du lịch bởi nhu cầu của con người vô cùng phong phú, đa dạng và khơng ngừng tăng lên. Vì vậy, để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam cần phải phát triển hơn nữa nguồn nhân lực mà đặc biệt là cộng đồng địa phương thông qua một số giải pháp đào tạo trên, vừa truyền đạt kiến thức, nâng cao tay nghề, vừa có khả năng phục vụ khách du lịch và cạnh tranh có hiệu quả giữa các KDL sinh thái với nhau.