7. Bố cục của đề tài
2.1. Hiện trạng phát triển du lịch tại một số khu du lịch sinh thái tỉnh Quảng
2.1.2.1. Tình hình khách du lịch
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch nói chung và đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Quảng Nam nói riêng, trong những năm qua việc phát triển du lịch ở Quảng Nam có những khởi sắc mạnh mẽ. Du lịch phát triển đã kéo theo sự phát triển của các ngành như thủ công nghiệp, nông nghiệp phát triển, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
Với những sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, các khu du lịch sinh thái tỉnh Quảng Nam những năm gần đây đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi, nghỉ dưỡng, góp phần đáng kể cho nền kinh tế địa phương.
Bảng 2.3: Số lượng khách du lịch tại Quảng Nam từ năm 2014 - 2018 ĐVT: Triệu lượt Năm Khách du lịch 2014 2015 2016 2017 2018 Quốc tế 1,769 1,85 2,14 2,8 3,8 Nội địa 1,911 1,99 2,15 2,55 2,79 Tổng cộng: 3,68 3,84 4,29 5,35 6,59
[Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam]
Cùng với sự gia tăng số lượng khách du lịch tại Quảng Nam, số lượng khách du lịch tại các KDL sinh thái của Quảng Nam cũng tăng qua từng năm. Năm 2016, hơn 65 nghìn lượt khách đến tham quan trải nghiệm tại rừng dừa Cẩm Thanh, bình quân mỗi ngày đón 200 lượt khách. Đến năm 2018, KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu đón gần 495 nghìn lượt khách, trung bình mỗi ngày 1500 khách. Tại KDL sinh thái Hồ Phú Ninh, năm 2018 lượng khách đến tham quan đạt khoảng 600 nghìn
37
lượt, cao hơn 20% khoảng 100 nghìn lượt so với năm 2017. Trong khi đó, tại KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II, lượng khách đến tham quan năm 2018 chỉ đạt hơn 4.800 lượt khách, số lượng khách du lịch ngày càng giảm đi. [41]
Biểu đồ 2.1: Số lƣợng khách du lịch đến các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam năm 2018
ĐVT: Nghìn lượt
[Nguồn: Ban quản lý KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu
Phịng Văn hóa - Thơng tin UBND huyện Duy Xun Phòng Thống kê KDL sinh thái Hồ Phú Ninh]
Theo Tổng cục Du lịch năm 2017, có 12% khách quốc tế, 3% khách nội địa tham gia khảo sát lựa chọn hoạt động ưa thích tại địa phương này là khám phá và trải nghiệm với thiên nhiên tại các KDL sinh thái [25]. Dựa vào bảng thống kê 2.3 cho thấy, tổng lượt khách đến tham quan tỉnh Quảng Nam năm 2018 là 6,59 triệu lượt tăng 2,91 triệu lượt khách so với năm 2014 và 1.24 triệu lượt khách so với năm 2017. Trong đó, khách tham quan KDL sinh thái đạt khoảng hơn 1,1 triệu lượt khách, chiếm 16,69% tổng lượt khách đến tham quan của tỉnh Quảng Nam năm 2018 và tăng 1,69% so với năm 2017. Điều này cho thấy thị trường khách du lịch về các KDL sinh thái tại các địa phương tỉnh Quảng Nam tuy tăng nhưng vẫn chiếm thị phần khá khiêm tốn. 0 100 200 300 400 500 600 Rừng Dừa Bảy Mẫu Hồ Phú Ninh Thủy Điện Duy Sơn II Các KDL khác Tổng lượng khách 495 600 4.8 0.2 Khách quốc tế 330 150 0 0 Khách nội địa 165 450 4.8 0.2
38
Nhìn vào biểu đồ 2.1, số lượng khách đến tham quan mỗi KDL sinh thái khác nhau và thị trường khách cũng rất khác nhau. Năm 2018, KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II chỉ đón 4,8 nghìn lượt khách du lịch nội địa và hồn tồn khơng có một lượt khách quốc tế. KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu đón 495 nghìn lượt khách. Trong đó, có 165 nghìn lượt khách du lịch nội địa và 330 nghìn lượt khách quốc tế, chiếm gấp đôi so với khách nội địa. Ngược lại, KDL sinh thái Hồ Phú Ninh đón 600 nghìn lượt khách du lịch đến tham quan năm 2018. Tuy nhiên, khách du lịch nội địa đạt 450 nghìn lượt, cao hơn gấp 3 lần so với khách du lịch quốc tế.
Không những tăng trưởng về số lượng mà xét về cơ cấu thị trường nguồn khách quốc tế những năm gần đây đến với các khu du lịch sinh thái tại Quảng Nam có sự thay đổi đáng kể. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, mười thị trường khách quốc tế đến tham quan lưu trú nhiều nhất gồm: Hàn Quốc, Úc, Anh, Pháp, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha. Năm 2018, Tây Ban Nha tăng 40%, Hà Lan tăng 17%, Đức tăng 14%, Anh tăng 10% so với năm 2017 [36].
Dòng khách đến từ thị trường Bắc Á chiếm số lượng khá lớn, đặc biệt là khách du lịch Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm gần 70% tổng cơ cấu khách tham quan. Nếu mỗi ngày ở KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu có khoảng 1.500 lượt khách đến tham quan thì khách Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm hơn 1000 người. Tuy nhiên, không phải giờ nào hai thị trường khách này cũng đi đều nhau mà chia thành hai nhóm khá r rệt, thường thì buổi sáng khách Trung tham quan, buổi chiều sẽ là thị trường khách Hàn tham quan các KDL sinh thái.
Tuy nhiên, nếu xét về mặt kinh tế, cộng đồng địa phương tại các KDL sinh thái không được hưởng lợi ích gì từ việc buôn bán các sản phẩm cho thị trường khách du lịch Hàn Quốc. Bởi, hầu như khách Hàn Quốc chỉ sử dụng dịch vụ khép kín trong tour do đối tác là người Hàn Quốc điều hành như ăn nhà hàng Hàn Quốc, ở khách sạn Hàn Quốc và mua sắm tại các siêu thị Lotte Hàn Quốc,… Trong khi đó, mục đích chính của việc phát triển du lịch sinh thái là gắn kết với cộng đồng địa phương, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương đó.
Như vậy, có thể thấy các khu du lịch sinh thái tại Quảng Nam ngày càng có sức hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. Số lượng khách trong nước qua
39
mỗi năm đều có sự tăng cao cho thấy rằng làm du lịch của tỉnh Quảng Nam đã nắm bắt kịp thời xu hướng du lịch sinh thái.