Thuhút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu 24228 161220202352365633TOANVAN DOANCAMGIANG 15CVNH (Trang 84 - 85)

7. Bố cục của đề tài

3.2. Một số giải pháp phát triển khu du lịch tại Quảng Nam

3.2.5. Thuhút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch

Sự bền vững của du lịch sinh thái về khía cạnh xã hội còn đòi hỏi việc đảm bảo lợi ích của cư dân bản địa với lợi ích của người kinh doanh du lịch, tránh tình trạng đối đầu dẫn đến sự phản kháng, tẩy chay của người dân bản địa. Muốn vậy, việc phát triển các dự án, các hoạt động du lịch phải có sự tham gia ý kiến của cộng đồng dân cư địa phương. Để thu hút sự tham gia của người dân trong phát triển KDL sinh thái tại tỉnh Quảng Nam, cần thực hiện các giải pháp:

Thứ nhất, tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia phát triển du lịch. Một trong những nguyên nhân căn bản cản trở sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động phát triển du lịch là do họ khơng có cơ hội, điều kiện tham gia. Do vậy, chính quyền địa phương cần công khai các thông tin về quy hoạch, kế hoạch cũng như những chính sách và định hướng phát triển du lịch để cộng đồng dân cư trong vùng chủ động tham gia.

Thứ hai, tạo điều kiện cho người dân phát triển các sản phẩm và dịch vụ độc

đáo đề cao giá trị văn hóa truyền thống của từng khu vực. Để có thể phát huy tối đa sức sáng tạo của người dân, các KDL sinh thái của tỉnh tích cực tạo điều kiện thơng qua các chương trình sáng tạo với các phần thường hấp dẫn. Đối với KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu, tận dụng những vỏ quả dừa để làm cổng chào, sử dụng vỏ dừa để trồng các loại rau phục vụ cho dịch vụ ăn uống của KDL,… Điều này tạo điều kiện cho người dân phát triển các sản phẩm độc đáo, đậm chất văn hóa địa phương, góp phần quan trọng vào việc thu hút sự tham gia đông đảo của cộng đồng vào phát triển du lịch.

77

Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho những người làm du lịch. Phương pháp này ưu tiên phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch đối với lao động địa phương, đặc biệt là người dân địa phương tại chỗ. Mỗi người dân là một hướng dẫn viên quảng bá giá trị truyền thống của địa phương, quảng bá hình ảnh của tỉnh đến khách du lịch khi đến tham quan trải nghiệm. Điều này đóng vai trị quan trọng trong góp phần nâng cao sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững du lịch Quảng Nam.

Thứ tư, phải có cơ chế phân chia lợi ích giữa các cá nhân khi tham gia hoạt

động du lịch tại các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên phát triển du lịch sinh thái cần quan tâm đến lợi ích của cộng đồng địa phương, không phá hoại cảnh quan môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, nếu phát triển du lịch mà thiếu sự quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, khơng chú ý lợi ích của cộng đồng địa phương mà chỉ chú ý đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp du lịch sẽ làm gia tăng mâu thuẫn, dẫn đến xung đột lợi ích giữa các bên. Chính vì vậy, phải dung hịa lợi ích của cả người dân địa phương và sự thỏa mãn của khách du lịch thì mới có thể thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch.

Cộng đồng địa phương chính là nguồn lực du lịch quan trọng trực tiếp tham gia làm du lịch trải nghiệm cùng khách du lịch. Việc tiếp xúc với cộng đồng sẽ là một trải nghiệm vơ cùng thú vị và có giá trị đối với khách du lịch. Vì vậy, một KDL sinh thái phải luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương bởi họ là nhân tố chủ chốt góp phần truyền tải đến khách du lịch bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các di tích văn hóa và gìn giữ các phong tục tập quán của địa phương mình.

Một phần của tài liệu 24228 161220202352365633TOANVAN DOANCAMGIANG 15CVNH (Trang 84 - 85)