Định hướng phát triển du lịch tại Quảng Nam

Một phần của tài liệu 24228 161220202352365633TOANVAN DOANCAMGIANG 15CVNH (Trang 73 - 75)

7. Bố cục của đề tài

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tại Quảng Nam

Quảng Nam là một vùng đất giàu về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hóa và có vị trí địa lý thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là ngã ba của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây, và là một phần quan trọng trên Con đường di sản miền Trung. Vì vậy, rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch của Quảng Nam.

Đồng thời, tỉnh Quảng Nam nằm trên các tuyến giao thông Bắc Nam, là điểm ngã ba của khu vực: đường đi phía Bắc, phía Nam và lên Tây Nguyên, gần với đầu mối giao thông (cảng biển, cửa khẩu, sân bay quốc tế) nên Quảng Nam trở thành nơi hội tụ các dòng khách từ các vùng về. Có thể nói, mọi ngã đường Bắc - Nam đều đi qua và đưa khách về Quảng Nam - Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Quảng Nam còn có “tam giác vàng di sản” được UNESCO công nhận Phố cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm cùng với những bãi biển đẹp, hoang sơ, thơ mộng, các di sản vật thể, phi vật thể đa dạng khác và các loại hình văn hoá đặc sắc đã khiến cho ngành du lịch của Quảng Nam trở thành một bộ phận không thể tách rời của các tuyến du lịch quốc gia.

Trong những năm gần đây, Quảng Nam đã có bước phát triển đột phá, trở thành một tỉnh phát triển khá của Việt Nam. Hiện nay, để có thể phát triển ngành du lịch theo hướng DLST, tỉnh Quảng Nam cũng đã đưa ra những định hướng và giải pháp để phát triển ngành du lịch này. Theo Nghị quyết số 1117/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch xây dựng chương trình hành động về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Mục tiêu của chương trình nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh tiếp tục phát triển, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GRDP, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác.Để phát triển du lịch, tỉnh cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa; xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với lợi

66

thế của tỉnh Quảng Nam như văn hóa, nghỉ dưỡng biển, sinh thái, làng quê, cộng đồng...; trong đó ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao và bền vững, gắn với tạo thương hiệu cạnh tranh lâu dài; xây dựng và thực hiện chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch theo thị trường khách du lịch; mở rộng giao lưu, kết nối, hợp tác thông qua ngoại giao văn hóa, du lịch với các cơ quan, tổ chức quốc tế;…

Những cơ hội trên đã tạo điều kiện thuận lợi để du lịch Quảng Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Hiện nay, Quảng Nam là vùng đất có tiềm năng về du lịch sinh thái nên mục tiêu của Quảng Nam là phát triển du lịch theo định hướng loại hình du lịch sinh thái. Với nhiều KDL sinh thái, cộng đồng được khách du lịch chọn lựa. Nhiều doanh nghiệp đã chọn tỉnh Quảng Nam đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ như Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Quảng Nam, Dự án Khu đô thị du lịch Điện Dương, Điện Bàn, tổ hợp dự án khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị tại vùng Đông của tỉnh… các dự án này góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững của Quảng Nam, đưa Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của cả nước và khu vực. Trong giai đoạn 2019 - 2025, tỉnh Quảng Nam tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cụ thể, năm 2020, phấn đấu sẽ đón 8 triệu lượt khách du lịch, thu nhập từ du lịch đạt 10% - 12% trong tổng GRDP toàn tỉnh. Đến năm 2025, đón từ 12 - 14 triệu lượt khách du lịch, thu nhập từ du lịch đạt 26 nghìn tỷ đồng, giá trị du lịch đạt từ 12% - 14% trong tổng GRDP của toàn tỉnh [31]. Quảng Nam xác định đó là nền kinh tế mũi nhọn trên cơ chế phát huy lợi thế tiềm năng thiên nhiên ưu đãi, điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông, hạ tầng cùng các di sản văn hóa thế giới Hội An, Mỹ Sơn và Cù Lao Chàm, du lịch biển đảo với những sản phẩm du lịch “Đêm phố cổ”, “Phố đi bộ”, “Sông xưa thuyền cổ”, “Đêm Cù Lao Chàm” cùng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cổ truyền... Những lợi thế trên cùng với con người Quảng Nam thân thiện, mến khách, biết bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá và thiên nhiên, Quảng Nam sẽ sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Để thực hiện được mục tiêu trên, cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Quảng Nam với đề xuất nhiều giải pháp như nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông du lịch, tạo nên nhiều sản phẩm mới, dàn trải ra các địa phương khác nhằm giảm áp lực cho Hội

67

An và Mỹ Sơn. Đồng thời, tăng cường đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn để thu hút khách Châu Âu, cần đưa ra nhiều giải pháp kịp thời, căn cơ để góp phần khắc phục sạt lở tại Cửa Đại (Hội An) và Tam Hải (Núi Thành),… Nâng cấp cảng biển có thể đón khách du lịch tàu biển quốc tế và mở rộng du lịch bằng đường thuỷ qua các đảo, đầu tư hạ tầng cảng hàng không sân bay Chu Lai, mạng lưới giao thông kết nối các tỉnh trong khu vực và quốc tế. Thu hút đầu tư du lịch vào vùng biển, đảo và có chính sách thu hút đầu tư khai thác du lịch vùng núi và vùng dân tộc thiểu số. Hiện Quảng Nam đang tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch về phía Nam và Tây của tỉnh để giảm áp lực cho du lịch Mỹ Sơn và Hội An, phát triển du lịch làng nghề, văn hóa đặc trưng như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa miền núi,… làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh để phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, tập trung công tác quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức, làm cho hình ảnh về du lịch Quảng Nam được đến với nhiều du khách trong nước và quốc tế. Gắn các sự kiện văn hoá, thể thao với quảng bá du lịch. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch, gắn du lịch với văn hoá và cộng đồng, hướng đến Quảng Nam trở thành một địa điểm nghỉ dưỡng, một địa bàn nghiên cứu và trải nghiệm văn hoá giàu bản sắc.

Thông qua kế hoạch phát triển du lịch Quảng Nam tầm nhìn đến năm 2025, hướng du lịch đến ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có hoạt động du lịch của các KDL sinh thái. Sự đi lên của du lịch Quảng Nam gắn liền với sự bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, thiên nhiên và phát triển cộng đồng, tạo ra nét riêng và bản sắc độc đáo. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ tại các KDL phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh đề ra và khai thác được tiềm năng phát triển du lịch tỉnh, góp phần đem lại hiệu quả cho kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu 24228 161220202352365633TOANVAN DOANCAMGIANG 15CVNH (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)