7. Bố cục của đề tài
2.1. Hiện trạng phát triển du lịch tại một số khu du lịch sinh thái tỉnh Quảng
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
Trong những năm qua, mặc dù du lịch của tỉnh Quảng Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn do sự tác động của nhiều yếu tố nhưng với sự quan tâm của các tổ chức ILO, UNESCO, VCCI và sự chỉ đạo trực tiếp từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam, ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đã có những bước phát triển nhất định.
Năm 2018, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam có 182 hội viên từ các tổ chức và cá nhân tham gia, tăng 136 hội viên so với đầu nhiệm kỳ là 46 hội viên. Trong đó, KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu, Tổ chức du lịch cộng đồng từ ngày đầu thành lập có 12 thành viên, sau lên 27 thành viên và đến nay lên hàng trăm người,
48
hoạt động theo quy chế được xây dựng từ cộng đồng. Đối với KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II, cơ cấu tổ chức lỏng lẻo, chỉ có 1 người đứng đầu quản lý KDL và chưa đến 10 nhân viên phục vụ trong KDL. Với chức năng là cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý của nhà nước, các tổ chức đã tích cực nắm bắt những khó khắn vướng mắc, những kiến nghị đề xuất của các đơn vị thành viên tại các KDL sinh thái. Qua đó, kịp thời phản ánh với các cấp lãnh đạo, các cơ quan ban ngành liên quan nhằm tìm cách tháo gỡ, giúp các doanh nghiệp ổn định trong hoạt động kinh doanh sản xuất, nhất là các cơ chế chính sách hoạt động du lịch tại các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam.
Các KDL sinh thái thường gắn với người dân bản địa với nghề nghiệp chính là chú trọng đến trồng trọt, chăn ni nên hoạt động du lịch chưa được đầu tư phát triển. Từ đó, cơ cấu tổ chức hoạt động KDL mỏng không điều khiển hoạt động du lịch đi lên, cư dân làm theo lợi ích trước mắt. Chính vì vậy, mỗi năm dù đón hàng triệu lượt khách đến tham quan nhưng tiềm năng du lịch không được khai thác hết và vẫn còn nhiều mặt hạn chế.
Về mặt nguồn nhân lực, để có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch một cách tốt nhất, mỗi KDL tỉnh Quảng Nam đều phải có một đội ngũ lao động chuyên nghiệp và phục vụ tận tình chu đáo, tạo được lịng tin cho khách du lịch. Điều này đồng nghĩa với yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao, tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự ngày càng khắc khe hơn.
Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam, hiện nay Quảng Nam có nguồn lực lao động dồi dào với hơn 739 nghìn lao động có việc làm trong độ tuổi. Trong đó tỷ lệ nam chiếm 54,5% và lực lượng lao động trẻ tuổi có việc làm cao nhất từ 25 - 29. Tỷ lệ lao động có việc làm trong độ tuổi chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ hơn 39,6%. Địa phương có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao như: huyện Núi Thành, thị xã Điện Bàn và thành phố Tam Kỳ, tỷ lệ lao động có việc làm ở các huyện Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My chỉ chiếm từ 14 - 16 % [43].
Nguồn lực lao động tại các KDL sinh thái theo nguyên tắc hoạt động có sự tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương. Vì vậy, tại các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam, đội ngũ nhân viên chủ yếu là đông đảo người dân địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động như hướng dẫn viên, chèo thuyền thúng và
49
hướng dẫn cho khách cách chèo thúng để trải nghiệm trong rừng dừa. Họ cũng là những người bán vé, những người quản lí KDL, đưa ra giá cả cho khách,…
Bảng 2.7: Số lượng và độ tuổi lực lượng lao động tại các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam năm 2018
ĐVT: Người
STT KDL sinh thái Số lƣợng Độ tuổi
1 Rừng Dừa Bảy Mẫu 932 40 - 60
2 Hồ Phú Ninh 35 25 - 55
3 Thủy Điện Duy Sơn II 7 45 - 60
[Nguồn: Phòng Thống kê tỉnh Quảng Nam]
Nhìn vào bảng số liệu 2.7 cho thấy, nguồn lực lao động tại 3 KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam có sự khác nhau. Trong 3 KDL, KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu có nguồn lực lao động nhiều nhất, có đến 932 người với độ tuổi từ 40 - 60 tuổi, trong đó nữ chiếm 60%. Lực lượng lao động tại nơi đây dựa vào nguồn thu nhập chính từ hoạt động du lịch của rừng dừa. Vì vậy, cộng đồng địa phương tham gia vào làm du lịch rất đơng. Trong khi đó, tại KDL sinh thái Hồ Phú Ninh chỉ 35 người, KDL Thủy Điện Duy Sơn II là 7 người.
Xét về trình độ bằng cấp, đội ngũ nhân viên có bằng đại học, cao đẳng tại các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam rất ít so với nguồn lao động từ cộng đồng địa phương. Hầu như người dân đều làm nghề tay chân, nghề nông với cái cuốc cái cày tham gia vào làm du lịch, hướng dẫn và trải nghiệm cùng với khách du lịch. Họ chú trọng đến thu nhập bình quân hằng ngày, hằng tháng để mưu sinh trang trải cho cuộc sống và chi tiêu cho gia đình. Lực lượng tại đây có một lịng hiếu khách nhưng khơng qua một q trình đào tạo để làm du lịch thì vẫn khơng đáp ứng được nhu cầu đi du lịch của khách du lịch.
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng năm hơn 10%, cùng với sự cạnh tranh từ các thị trường lân cận, du lịch Quảng Nam đang đối diện với nguy cơ thiếu hụt nguồn lực lao động bởi lực lượng lao động đa phần có trình độ thấp và khơng biết làm du lịch. Điều này có thể minh chứng khơng chỉ qua các bảng tuyển dụng nhân viên từ lễ tân, buồng phòng đến bếp, bar, bảo vệ,... mà cịn thơng qua cách làm du lịch. Lượng khách đến tham quan khá đông, trong đó chủ yếu là khách
50
đến từ các nước phương Tây, Châu Âu và Hàn Quốc, Trung Quốc. Thị hiếu và cách thưởng thức du lịch mỗi nước không giống nhau. Nếu khách Châu Âu thích sự tự nhiên, n lặng để trải lịng với thiên nhiên thì khách Châu Á, nhất là Hàn Quốc và Trung Quốc lại thích náo nhiệt, ồn áo. Đặc biệt là khách Hàn Quốc rất thích ca nhạc, nhảy múa ngay trên thuyền gắn với biểu diễn lắc thuyền thúng. Do đó, các khách Hàn Quốc sẵn sàng bỏ thêm tiền để “bo” cho các thuyền nhằm mở nhạc theo yêu cầu của họ, càng đáp ứng nhu cầu của họ thì càng được nhiều tiền bo. Điều này vơ hình chung đã khiến cho những người làm du lịch tại đây bất chấp các quy định mà kiếm thêm tiền. Dựa vào phiếu khảo sát, tôi lập ra bảng 2.8 về chất lượng phục vụ của nhân viên lao động tại 3 KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam.
Bảng 2.8: Mức độ hài lòng về chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên tại 3 KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam
STT
KDL sinh thái
Mức độ
Rừng Dừa
Bảy Mẫu Hồ Phú Ninh
Thủy Điện Duy Sơn II Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu %
1 Hoàn toàn khơng
hài lịng 0 0 22 7,7 0 0
2 Khơng hài lịng 42 14,38 47 16,4 132 61,7
3 Bình thƣờng 34 11,64 37 12,9 0 0
4 Hài lòng 153 52,4 102 35,5 82 38,3
5 Hồn tồn hài lịng 63 21,58 79 27,5 0 0
[Nguồn: Kết quả xử lý phiếu khảo sát của sinh viên]
Nhìn vào bảng 2.8, hầu như khách du lịch đều rất quan tâm đến chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên tại 3 KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam. KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu, số lượng khách du lịch cảm thấy hài lòng đạt 153 người, chiếm 52,4% trong tổng số khách đánh giá; 63 người hoàn toàn hài lòng, chiếm 21,58%; số lượng khách khơng hài lịng chiếm 14,38% với 42 người đánh giá. Tuy mức độ hài lịng khơng cao bằng KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu nhưng mức độ hồn tồn hài lịng tại KDL sinh thái Hồ Phú Ninh lại cao hơn, đạt 79 người với 27,5%; ngồi ra, có 22 khách du lịch đánh giá hồn tồn khơng hài lịng về chất
51
lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên tại KDL sinh thái này. Trái với hai KDL trên, KDL sinh thái thủy điện Duy Sơn II lại có số khách du lịch khơng hài lịng đến 132/214 khách, chiếm 61,7% trong tổng số khách đánh giá và cao hơn gần gấp đôi so với số lượng khách du lịch đánh giá hài lịng là 38,3%.
2.1.5. Cơng tác tuyên truyền, quảng bá
Mỗi năm, du lịch Quảng Nam đón hàng triệu lượt khách đến tham quan và lưu trú, trong đó có khách du lịch tham quan du lịch sinh thái. Điều này cho thấy Quảng Nam là một điểm du lịch rất được khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm.
Quảng Nam là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch với 2 di sản văn hóa thế giới: Đơ thị cổ Hội An, Khu Di tích Mỹ Sơn. Đồng thời, Quảng Nam có Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và đường bờ biển dài 125km, rất thuận lợi để quảng bá hình ảnh các KDL sinh thái. Cùng với những lợi thế có sẵn, tỉnh Quảng Nam cũng đã tổ chức được nhiều sự kiện văn hóa du lịch lớn, với nhiều hình thức, nội dung thể hiện mới và hoạt động hợp tác du lịch với Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, thành phố Hà Nội, Quảng Bình,… nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch địa phương đến với khách du lịch. Tỉnh cũng tổ chức đón hàng trăm đồn famtrip và presstrip đến tìm hiểu du lịch Quảng Nam, nhất là khi Quảng Nam đang hướng đến phát triển du lịch sinh thái gắn kết với các loại hình du lịch khác.
Ngồi ra, để quảng bá hình ảnh đến khách du lịch, các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam đã đưa hình ảnh KDL sinh thái trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng và phát hành nhiều ấn phẩm du lịch, đặc biệt là xây dựng website du lịch Quảng Nam với 05 thứ tiếng (Việt, Anh, Pháp, Nhật, Hàn): quangnamtourism.com.vn. Không chỉ vậy, tại mỗi KDL sinh thái của tỉnh cũng xây dựng các trang web riêng với hai thứ tiếng như website KDL sinh thái Hồ Phú Ninh: Phuninhlake.com.vn, KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu với trang web Rungduabaymau.com,… Trên các trang website được thiết kế với slogan phù hợp với KDL sinh thái. Khái quát r nội dung các dịch vụ cũng như bảng giá tại KDL: ăn uống, lưu trú, giải trí, mua sắm, các tiện nghi: book phịng, book tour, wifi, bãi đỗ xe,… cùng với những đánh giá chân thực của khách du lịch đã từng đến tham
52
quan KDL. Thông qua những website này, khách du lịch sẽ biết được những thông tin cần thiết của các KDL sinh thái. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh Quảng Nam nói chung và các KDL sinh thái nói riêng. Dựa vào phiếu khảo sát, tơi lập ra bảng 2.9 dưới đây.
Bảng 2.9: Bảng thống kê số lượng khách du lịch đến tham quan KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam thông qua các nguồn thông tin
ĐVT: Người STT KDL sinh thái Phƣơng tiện Rừng Dừa Bảy Mẫu Hồ Phú Ninh Thủy Điện Duy Sơn II 1 Sách, báo, tạp chí 0 0 0 2 Tờ rơi, áp phích 0 0 0
3 Truyền hình, radio, Internet 137 82 0
4 Bạn bè ngƣời thân 185 205 214
[Nguồn: Kết quả xử lý phiếu khảo sát của sinh viên]
Dựa vào bảng 2.9, nhìn chung khách du lịch đến các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam hầu như thông qua các nguồn thông tin từ bạn bè người thân giới thiệu, số còn lại thơng qua truyền hình và mạng internet. Trong đó, có 185 khách du lịch đến tham quan KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu thông qua bạn bè người thân và 137 người thông qua internet. KDL sinh thái Hồ Phú Ninh đón hàng nghìn lượt khách mỗi năm, trong đó khách du lịch thường thơng qua người thân giới thiệu là 205, chiếm 71,43% tổng số khách du lịch thông qua các nguồn thông tin khác nhau. Khách du lịch đến KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II 100% từ bạn bè người thân. Đặc biệt, tại 3 KDL sinh thái này, khơng có một khách du lịch nào đến tham quan nhờ các nguồn thơng tin như sách, báo, tạp chí, tờ rơi hay áp phích. Điều này cho thấy, hoạt động quảng bá hình ảnh tại các KDL sinh thái cịn rất nhiều bất cập, cơng tác xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch chưa tạo hiệu ứng mạnh mẽ và không khai thác được thị hiếu của khách du lịch, khiến cho hoạt động du lịch trì hỗn, chậm phát triển.
53
2.1.6. Quản lý của chính quyền địa phương tại các KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam Nam
Những năm qua, ngành du lịch Quảng Nam đã có những bước đổi mới, có bước phát triển nhanh đang trở thành ngành kinh tế quan trọng mũi nhọn. Song, cũng như những ngành kinh tế khác, ngành du lịch Quảng Nam vẫn là một ngành chậm phát triển, chưa thực sự khai thác tiềm năng lợi thế vốn có của địa phương. Bởi một mặt chưa đủ điều kiện để khai thác, mặt khác quan trọng hơn là quản lý nhà nước, chính quyền địa phương về ngành du lịch cịn nhiều bất cập, nhất là đối với các KDL sinh thái của tỉnh.
Hiện nay, các KDL sinh thái tại Quảng Nam phát triển chậm, môi trường chưa tạo được cảnh quan, chưa thu hút được các dự án đầu tư xây dựng với quy mô lớn, chất lượng cao cấp để hấp dẫn khách du lịch. Chính vì vậy, vai trị của chính quyền địa phương trong quản lý các khu du lịch là rất quan trọng.
Tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền địa phương các cấp chưa thực sự quản lý tốt các hoạt động vi phạm tại các KDL. Điển hình tại KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu, để thu hút đồng thời đáp ứng yêu cầu của khách du lịch, một số người dân chèo thuyền thúng đưa khách du lịch tham quan rừng dừa Bảy Mẫu mở nhạc hết công suất của những chiếc loa di động đặt trên thuyền thúng, làm cho thuyền lắc lư và nhún nhảy điên cuồng. Không chỉ khu vực lắc thúng trong rừng dừa, các khu vực luồng lạch gần với khu dân cư, hàng chục thúng cũng mở nhạc hết công suất, mặc cho các biển báo “Cấm mở âm thanh tại khu vực này”, khiến cho rừng dừa không khác nào một vũ trường di động. Hiện tượng này xuất hiện từ đầu năm 2017, chính quyền xã Cẩm Thanh đã bố trí một tổ cơng tác đảm bảo trật tự du lịch trên sông gồm 3 người, nhưng vẫn khơng ngăn được tiếng ồn. Thực chất, vì liên quan đến kinh tế của 400 hộ dân nên chính quyền địa phương và Ban quản lý KDL sinh thái dung hịa giữa lợi ích các hộ dân và thuyền thúng với nhau, đồng thời chấm dứt tình trạng này. Hiện nay, UBND xã Cẩm Thanh đã tổ chức cho các cơ sở kinh doanh và 918 người sử dụng thuyền thúng ký cam kết không sử dụng loa kẹo kéo trong khu vực rừng dừa.
Không thể không nhắc đến KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II, KDL này được giao cho cá nhân quản lý, khơng có sự can thiệp của chính quyền địa phương
54
các cấp. Chính vì vậy mà từ hoạt động kinh doanh du lịch trở thành hoạt động kinh “gái mại dâm”, đã 2 lần bị công an tỉnh Quảng Nam bắt giữ nhưng sau khi giải quyết xong lại tiếp tục hành nghề. Vì vậy, du lịch của các KDL sinh thái nói chung và xã Duy Sơn nói riêng đến nay vẫn chậm phát triển.
2.2. Đánh giá hiện trạng hoạt động của các KDL sinh thái tại Quảng Nam theo nguyên tắc của du lịch sinh thái nguyên tắc của du lịch sinh thái
Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang bắt kịp xu hướng phát triển du lịch theo loại hình du lịch sinh thái và đang dần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, có một số KDL sinh thái vì chạy theo lợi nhuận mà làm du lịch một cách tự phát không theo một nguyên tắc nhất định. Vì vậy, khách du lịch khi đến tham quan đã có rất nhiều ý kiến phản hồi hồn tồn khơng hài lịng với chất lượng dịch vụ của một số KDL sinh thái. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn khơng chỉ đến hình ảnh của KDL sinh thái địa phương mà cịn ảnh hưởng đến hình ảnh của tỉnh Quảng Nam.