Vấn đề bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu 24228 161220202352365633TOANVAN DOANCAMGIANG 15CVNH (Trang 68 - 70)

7. Bố cục của đề tài

2.2. Đánh giá hiện trạng hoạt động của các KDL sinh thái tại Quảng Nam theo

2.2.4. Vấn đề bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trong KDL sinh thái, giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời với các giá trị môi trường của hệ sinh thái điển hình ở một khu vực cụ thể. Khi các làng nghề, tập tục hay các lễ hội truyền thống bị thay đổi hoặc xuống cấp dưới một tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực. Dựa vào phiếu chấm điểm [Phụ lục 3.3] và biểu đồ 2.2 thành lập biểu đồ 2.6 về vấn đề bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo nguyên tắc của DLST.

61

Biểu đồ 2.6: Mức độ bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo nguyên tắc DLST

ĐVT: Điểm

[Nguồn: Kết quả xử lý phiếu chấm điểm của sinh viên]

Nhìn vào biểu đồ 2.6 cho thấy, mức độ bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa tại mỗi KDL sinh thái không đồng đều. KDL sinh thái Hồ Phú Ninh đạt cao hơn so với 2 KDL sinh thái còn lại là 12,5/15 điểm, KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu là 11,5/115 điểm, trong khi đó, KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II chỉ đạt 5,5/15 điểm so với nguyên tắc của DLST.

Việc đánh giá mức độ bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý điểm đến tại các KDL mà đặc biệt là các KDL sinh thái. Trong đó có khâu quản lý các hoạt động sản xuất sản phẩm tại chỗ của các làng nghề truyền thống trong khu vực của KDL. Trên thực tế, tại KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu, các quá trình sản xuất và hoạt động du lịch thường theo hướng tự phát. Bắt nguồn từ lợi nhuận, người dân địa phương vơ tình làm cho hình ảnh của địa phương trong mắt khách du lịch bị xấu đi. Đồng thời, ngay chính các làng nghề truyền thống liên kết với KDL này không đủ sức để vực dậy bởi hoạt động du lịch rất kém. Chẳng hạn tại KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu, nếu khách du lịch đến tham quan các làng nghề truyền thống trải nghiệm làm chiếu, họ sẽ chi trả từ 10.000 - 20.000 đồng/1 người cho chủ cơ sở rồi đi chứ không thể tiêu thụ sản phẩm ngay lập tức hoặc đem đi. Hay tại KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II kết

15 11.5 12.5 5.5 0 2 4 6 8 10 12 14 16 DLST Rừng Dừa Bảy Mẫu

Hồ Phú Ninh Thủy Điện Duy Sơn II Mức độ bảo vệ

62

hợp với tham quan làng dệt Duy Trinh, khách du lịch chỉ đến xem người dân thực hiện quá trình dệt vải. Đa phần khách du lịch rất thích thú với những trải nghiệm này, nhưng việc tiêu thụ cho các sản phẩm trong làng nghề thực sự rất thấp. Người dân địa phương làm nghề cũng không thể ngồi mãi một chỗ đợi khách đến tham quan chỉ trả vài chục nghìn nên cũng lần lượt bỏ nghề, bỏ quê mà đi nơi khác tha hương cầu thực khiến cho làng nghề dần dần khơng cịn giữ ngun vẹn mà bị mai mọt đi.

Hiện nay, các công ty lữ hành các tỉnh cũng liên kết với các cơ sở sản xuất tại các làng nghề trong KDL sinh thái tỉnh Quảng Nam, đưa khách du lịch đến tham quan trải nghiệm với số lượng lớn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ và khôi phục các làng nghề. Nên mức độ bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa bản địa của tỉnh Quảng Nam đã được ở mức độ khá tốt, nhất là khu vực Hội An.

Một phần của tài liệu 24228 161220202352365633TOANVAN DOANCAMGIANG 15CVNH (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)