Quản lý của chính quyền địa phương tại các KDL sinh thái tỉnh

Một phần của tài liệu 24228 161220202352365633TOANVAN DOANCAMGIANG 15CVNH (Trang 61 - 62)

7. Bố cục của đề tài

2.1. Hiện trạng phát triển du lịch tại một số khu du lịch sinh thái tỉnh Quảng

2.1.6. Quản lý của chính quyền địa phương tại các KDL sinh thái tỉnh

Nam

Những năm qua, ngành du lịch Quảng Nam đã có những bước đổi mới, có bước phát triển nhanh đang trở thành ngành kinh tế quan trọng mũi nhọn. Song, cũng như những ngành kinh tế khác, ngành du lịch Quảng Nam vẫn là một ngành chậm phát triển, chưa thực sự khai thác tiềm năng lợi thế vốn có của địa phương. Bởi một mặt chưa đủ điều kiện để khai thác, mặt khác quan trọng hơn là quản lý nhà nước, chính quyền địa phương về ngành du lịch cịn nhiều bất cập, nhất là đối với các KDL sinh thái của tỉnh.

Hiện nay, các KDL sinh thái tại Quảng Nam phát triển chậm, môi trường chưa tạo được cảnh quan, chưa thu hút được các dự án đầu tư xây dựng với quy mô lớn, chất lượng cao cấp để hấp dẫn khách du lịch. Chính vì vậy, vai trị của chính quyền địa phương trong quản lý các khu du lịch là rất quan trọng.

Tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền địa phương các cấp chưa thực sự quản lý tốt các hoạt động vi phạm tại các KDL. Điển hình tại KDL sinh thái Rừng Dừa Bảy Mẫu, để thu hút đồng thời đáp ứng yêu cầu của khách du lịch, một số người dân chèo thuyền thúng đưa khách du lịch tham quan rừng dừa Bảy Mẫu mở nhạc hết công suất của những chiếc loa di động đặt trên thuyền thúng, làm cho thuyền lắc lư và nhún nhảy điên cuồng. Không chỉ khu vực lắc thúng trong rừng dừa, các khu vực luồng lạch gần với khu dân cư, hàng chục thúng cũng mở nhạc hết công suất, mặc cho các biển báo “Cấm mở âm thanh tại khu vực này”, khiến cho rừng dừa không khác nào một vũ trường di động. Hiện tượng này xuất hiện từ đầu năm 2017, chính quyền xã Cẩm Thanh đã bố trí một tổ cơng tác đảm bảo trật tự du lịch trên sông gồm 3 người, nhưng vẫn khơng ngăn được tiếng ồn. Thực chất, vì liên quan đến kinh tế của 400 hộ dân nên chính quyền địa phương và Ban quản lý KDL sinh thái dung hịa giữa lợi ích các hộ dân và thuyền thúng với nhau, đồng thời chấm dứt tình trạng này. Hiện nay, UBND xã Cẩm Thanh đã tổ chức cho các cơ sở kinh doanh và 918 người sử dụng thuyền thúng ký cam kết không sử dụng loa kẹo kéo trong khu vực rừng dừa.

Không thể không nhắc đến KDL sinh thái Thủy Điện Duy Sơn II, KDL này được giao cho cá nhân quản lý, khơng có sự can thiệp của chính quyền địa phương

54

các cấp. Chính vì vậy mà từ hoạt động kinh doanh du lịch trở thành hoạt động kinh “gái mại dâm”, đã 2 lần bị công an tỉnh Quảng Nam bắt giữ nhưng sau khi giải quyết xong lại tiếp tục hành nghề. Vì vậy, du lịch của các KDL sinh thái nói chung và xã Duy Sơn nói riêng đến nay vẫn chậm phát triển.

Một phần của tài liệu 24228 161220202352365633TOANVAN DOANCAMGIANG 15CVNH (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)